Dấu ấn cội nguồn: khai khởi văn minh
Tác giả: Hòa Thiện
Người gửi: Hòa Thiện
Phát hành: 09/2021
Số trang: 2
Giới thiệu: Biển Đông tương ứng Quẻ Đoài trong văn hóa cổ đại đông phương. Đây cũng là biểu tượng tính nữ. Văn minh dòng Hùng được khai sinh nơi đây? 

Dấu ấn cội nguồn: khai khởi văn minh

Dẫn luận: Biển Đông tương ứng Quẻ Đoài trong văn hóa cổ đại đông phương. Đây cũng là biểu tượng tính nữ. Văn minh dòng Hùng được khai sinh nơi đây? 

1. Bích họa Hoa Sơn trong dòng lịch sử 

Cảnh quan văn hóa Nghệ thuật đá Hoa Sơn Tả Giang, gọi tắt là “Bích họa Hoa Sơn”: gây ấn tượng bởi số lượng lớn gần 2000 hình ảnh, độ khó thực hiện là trên vách đứng lên đến 100 m so với mực nước sông, và tính chất cổ xưa từ 16000 năm trước. Ta đặt Bích họa Hoa Sơn trong dòng lịch sử để hiểu hơn diễn tiến. Con người đã di cư về phương bắc, song vẫn kế thừa ký ức phương nam.

Hình ảnh điển hình là người vươn tay phía trên đầu được nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng. Cả hai tư thế này tìm thấy trên lưỡi một chiếc rìu Đông Sơn thuộc bộ sưu tập Nguyễn Quang Chấn. Rìu được bổ xuống từ trên cao, bố cục tương đồng địa hình, như vậy trời – đất tương ứng là nam – bắc. Chí tuyến Cự Giải đi qua vị trí Bích họa Hoa Sơn, ánh sáng mặt trời thiên đỉnh sau ngày Hạ Chí di chuyển về phương nam. 

Hình tượng trung tâm trống đồng Đông Sơn là mặt trời. Người Tráng nơi đây cũng có trống đồng. Người Tráng, người Kinh được cho là có tổ tiên chung Lạc Việt. Bích họa Hoa Sơn có vẽ hình trống đồng? – Liên hệ hình khắc trên đá ở Sa Pa, ta có thể nhận định đó là biểu tượng “cội nguồn”. Thủ lĩnh trong vai trò thông thiên, cõi trời cũng là cõi tiên (tổ). Cặp quẻ Sơn Địa – Bái và Địa Lôi – Phục là sự kính ngưỡng dòng Hùng.

Con người đã di cư về phương bắc, song vẫn kế thừa ký ức phương nam. Lưu ý vị trí hình người đứng trên thú lớn cũng như hướng nhìn thú lớn.

2. Dấu vết cổ tầng tây tiến ở Lạng Sơn

Lịch sử văn minh thuận nhiên đôi vạn năm qua, con người thích ứng với sự biến động, có thể tóm tắt ba chặng. Thứ nhất – từ cực đại băng hà cuối cùng tiến tới khoảng 6000 năm nước biển dần dần dâng cao, con người dần dời các trung tâm định cư thấp trũng. Dấu ấn chủ yếu thời kỳ này đã chìm sâu song cũng được ghi dấu với các thác nước nhân tạo toàn cầu, nước chảy theo hướng bắc – nam tương ứng đất – trời. Thác Khe Dầu ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) là một trong số đó. 

Thứ hai – chừng 6000 năm tiếp theo nước biển dâng cao bạo liệt, con người đã thích nghi và định cư trên các vùng núi cao mà điển hình nhất là tây bắc. Các thác nước thuộc tính địa hình được tạo tác chủ yếu trong giai đoạn này. Thông thường các dòng sông ở Việt Nam chảy theo hướng tây bắc – đông nam, duy có sông Kỳ Cùng chảy ngược lại qua thành phố Lạng Sơn lên phía tây bắc. Đây là biểu tượng giai đoạn lên núi cao. 

Thứ ba – khoảng chừng 6000 năm tới nay nước biển ổn định, con người đã tiến tới và định cư đông đúc ở phương bắc đặc biệt là các vùng đồng bằng. Dấu ấn giai đoạn này được phản ánh trên nhiều hiện vật bằng đá, bằng đồng…, thí dụ “Cảnh quan văn hóa Nghệ thuật đá Hoa Sơn Tả Giang” đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào ngày 15 tháng 7 năm 2016, vách núi bờ tây mang các bức vẽ hình người vươn tay được cho là của người Lạc Việt khi xưa.

Thác Khe Dầu ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) tương đồng địa hình xung quanh. Liên hệ bích họa Hoa Sơn (Trung Quốc) thông qua thuộc tính địa hình

3. Huyền sử nàng Han: Dòng chảy tự cổ

Câu chuyện nàng Han được người Thái kể khắp núi rừng Tây Bắc: Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái: “…Thắng trận trở về chàng trai tổ chức khao quân và tắm gội bên suối Pá So Na thuộc địa phận xã bản Lang ngày nay. Chàng trai thủ lĩnh mới bảo quân lính xếp đá ông sư thành một cái ao nhỏ để tắm. Chàng trai anh dũng vào đó tắm và không thấy trở ra, dân bảo đến cái ao đó thì chỉ thấy một bộ quần áo lót của phụ nữ để lại. Dân bản mới suy luận là cô gái là Then (người ở Mường Trời – nơi trú ngụ của các vị thần linh trong tín ngưỡng người Thái) đã giả trang làm trai để giúp dân người Thái đánh đuổi giặc. Dân bản không ai biết tên, bèn gọi người anh hùng đó là Nàng Han, theo tiếng Thái, Nàng là người con gái, Han có nghĩa là dũng cảm”.

Lễ hội Nàng Han ở Mường So thuộc Phong Thổ (Lai Châu) là lớn nhất. Thời vua Đèo Văn Ân cuối thế kỷ19, lễ hội được tổ chức hàng tháng, thu hút người Thái khắp các nơi về tạ ơn và góp vui. Nơi đây có đền thờ nàng Han, xét vị trí đây là nơi tề tựu các cánh núi. Xem thấy hình dáng một nàng tiên bay về phía tây bắc đầu còn ngoái lại. So sánh, địa hình khu vực này tương đồng địa hình lớn hơn về phía tây bắc. Phong Thổ cũng có nhiều hiện vật đá tác tương tự ở Sa Pa, một hiện vật đá tác kỳ vĩ điển hình là thác nước. Thác nước Giếng Tiên cách đền thờ nàng Han khoảng 40 km về phía nam cũng mang thuộc tính bản đồ, được tạo tác đồng dạng địa hình xung quanh.

Người Thái có chữ nhưng không có ghi chép cụ thể nàng thuộc thời nào. Ta liên hệ bích họa Hoa Sơn, và nhận ra nàng Han là biểu tượng phức hợp. Bích họa Hoa Sơn ghi nhận hai thời đại cổ xưa là tiến về tây bắc và tiến về đông bắc. Tây bắc núi cao biểu tượng dương tính (tướng lĩnh), song bản thể nguyên khởi lại là đông nam biển sâu âm chất (nàng tiên). Xét địa hình khu vực ta thấy cả: nét thẳng được bao bởi đường cong. Địa hình này tương đồng địa hình đại dương phía nam Nhật Bản. Khái quát hơn địa hình tây bắc nhỏ hơn và tương đồng địa hình đông nam. “Địa hình” là một thuộc tính văn minh qua đó có thể phân tích dòng chảy văn hóa xuyên suốt thời đại hồng thủy. Khả năng số lượng lớn hiện vật văn hóa khắp thế giới có bố cục chữ A (như dấu ấn cội nguồn ở trên đá tác Sa Pa).

Hoa Sơn liên hệ vùng núi phía bắc Việt Nam qua thuộc tính địa hình: tương đồng khu vực Mường So cũng như phía nam Nhật Bản (đông nam Việt Nam).