Âu Lạc 257 TCN - 207 TCNBắc thuộc lần thứ ba 602-905Bắc thuộc lần thứ hai 43-541Bắc thuộc lần thứ tư 1407-1427Hai Bà Trưng 40-43Nhà Đinh 968-980Nhà Hồ 1400-1407Nhà Lê sơ 1428-1527Nhà Lê trung hưng 1533-1789Nhà Lý 1009-1225Nhà Mạc 1527-1592Nhà Ngô 938-967Nhà Tiền Lê 980-1009Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương 541-602Nhà Trần 1225-1400Thời Hùng Vương 2879 TCN - 111 TCNTrịnh - Nguyễn phân tranh 1627-1775Tự chủ 905-938Phan Huy ChúViện Sử Họcsách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí I
Tác giả:
Phan Huy Chú
Dịch giả:
Viện Sử Học
Người gửi:
Kim Dung
Phát hành:
1960
Số trang:
881
Giới thiệu:
Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần:
1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. ---
2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. ---
3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. ---
4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. ---
5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). ---
6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. ---
7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. ---
8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. ---
9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. ---
10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước