Tiêu chuẩn duyệt bài
Để đảm bảo các tác phẩm trên Việt Sử là nguồn sử liệu uy tín, khách quan nhất, các tiêu chuẩn cao mà chúng tôi sẽ tập trung thẩm định mỗi khi duyệt một tác phẩm là:
1. Độ lôgic trong các lập luận, diễn giải sự kiện
2. Nguồn dẫn đầy đủ, dẫn chứng phải đi kèm với nguồn dẫn nếu không phải là ý kiến của chính tác giả.
3. Chất lượng nguồn dẫn: đề cao các nguồn dẫn chính thức, đa chiều và ở vị thế trung lập. Ví dụ: nếu nói về chiến tranh Việt Nam - Campuchia thì những thông tin đến từ phía Việt Nam hoặc phía Cam sẽ thua sút hơn về tính trung lập so với thông tin trên các báo Anh, Pháp,...
4. Độ uy tín và vị thế trung lập của chính bản thân tác giả.
Quy trình duyệt bài
Trong quá trình duyệt một tác phẩm chúng tôi sẽ tuân thủ theo các bước sau:
1. Biên tập viên sơ duyệt bài viết
2. Nếu bài viết thông qua sơ duyệt, Biên tập viên sẽ đưa bài viết lên trang Web trong tình trạng "Đang duyệt". Mọi người có thể vào xem trước
3. Duyệt lần cuối cùng: các Biên tập viên sẽ duyệt lại tác phẩm một lần nữa theo checklist ở cột bên phảibên dưới. Chỉ cần 2 Biên tập viên bất kỳ trong nhóm đồng ý thông qua. Khi đó kể cả nếu admins hay Biên tập viên khác có không muốn, tác phẩm cũng sẽ được chính thức đưa lên.
4. Chuyên mục "Góc nhìn" có tiêu chuẩn duyệt bài tương đối dễ dàng hơn so với các loại khác, nhằm tạo một không gian bàn luận cởi mở, thú vị hơn cho tất cả các thành viên. Checklist của hạng mục này nằm riêng rẽ ở cột bên phảibên dưới.
5. Mỗi một tác phẩm mới được đưa lên sẽ được phát thông báo trên facebook group Việt Sử
Quy tắc nhận Biên tập viên
Quy trình nhận Biên tập viên mới vào nhóm phê duyệt cũng là tối quan trọng. Để đảm bảo tính khách quan, trung lập, tránh hiện tượng bè phái, việc nhận thêm Biên tập viên mới vào nhóm sẽ được thông qua sự giới thiệu của ít nhất 3 thành viên hiện tại của nhóm, bao gồm các Biên tập viên, các admins và 1 chủ tịch. Sau đó cả nhóm sẽ tiến hành biểu quyết để quyết định có nhận họ vào nhóm hay không:
1. Nếu số phiếu thuận quá bán thì sẽ được thông qua. Tuy nhiên chủ tịch Tùng Nguyễn vẫn sẽ có quyền phủ quyết.
2. Quyền phủ quyết của chủ tịch sẽ là vô hiệu nếu số phiếu thuận chiếm hơn 60% tổng số phiếu.
3. Giá trị lá phiếu của các thành viên trong nhóm (Biên tập viên, admins và 1 chủ tịch) là ngang nhau.
Quy tắc trên cũng sẽ được áp dụng trong tất cả các trường hợp cần phải thông qua biểu quyết lấy ý kiến số đông để đảm bảo sự công bằng, khách quan nhất.
Checklist chung
Góc nhìn
  • Về chủ đề
  • Chủ đề tác phẩm có rõ ràng không
  • Các mặt hạn chế của tác phẩm có được làm rõ không
  • Phân tích, biện luận từ nguồn dẫn
  • Có dẫn nguồn đầy đủ không
  • Nguồn dẫn có khả tín không
  • Nguồn dẫn có đủ độ trung lập nhất định không
  • Diễn giải, lập luận từ nguồn dẫn có nặng về suy luận, diễn giải chủ quan không
  • Trình bày
  • Có sử dụng văn viết để trình bày không
  • Có tập trung vào chủ đề đang xem xét không
  • Có liệt kê đầy đủ danh sách trích dẫn ở cuối bài không
  • Ảnh minh họa / tư liệu
  • Có phải ảnh ghép không?
  • Bức ảnh cùng lời bình (nếu có) có được đặt trong đúng hoàn cảnh mà nó ra đời không
  • Bức ảnh có ẩn chứa thông điệp sai sự thật nào không
  • Ghi chú (caption) về bức ảnh có đúng sự thật không