Nhà Nguyễn 1802-1945

Đây là triều đại đầu tiên có thể được coi là làm chủ toàn bộ mảnh đất hình chữ S từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước Việt Nam.

Sau khi đánh đổ triều Tây Sơn vào năm 1802, vị chúa Nguyễn cuối cùng và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức thay thế nhà trị vì nước Đại Việt.

Lãnh thổ Việt Nam được mở rộng nhất dưới thời vua Minh Mạng năm 1840 dưới tên gọi nước Đại Nam (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Công cuộc Nam tiến của các vua và chúa Nguyễn, bao gồm cả việc chinh phạt và sát nhập toàn bộ lãnh thổ nước Chăm-pa, đã mang lại hình hài diện mạo hình chữ S cho nước Việt Nam ngày nay. Đồng thời, các vua Nguyễn cũng là những người đã để mất lãnh thổ và mất nước về tay người Pháp, mở ra thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử dân tộc.

Cảnh ký kết Hòa ước Quý Mùi tại Huế, ngày 25 tháng Tám năm 1883 xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Chính thức diệt vong vào năm 1945 sau cuộc cách mạng tháng Tám tại Việt Nam. Có thể nói, trong suốt 143 năm cai trị của mình, triều Nguyễn đã để lại không ít các di sản mà đến nay vẫn là những chủ đề gây ra rất nhiều tranh luận và tốn kém giấy mực trong giới sử học.

Có 72 tác phẩm về giai đoạn Nhà Nguyễn 1802-1945:
sách tư liệu
Võ Trường Toản (phụ: “Gia Định tam gia”)
Phát hành: NXB Tân Việt, 1957
Tác giả: Nam Xuân Thọ
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 218
Giới thiệu: Võ Trường Toản là danh nhân được nhiều người biết đến, cụ là nhà nho nổi tiếng ở Nam Bộ trong thế kỷ XVIII. Là người học rộng, đạo cao đức trọng, có trí thông minh trác tuyệt, cụ không đi thi để ra làm quan mà ở ẩn, mở trường dạy học ở Hòa Hưng. Học trò của cụ có tới mấy trăm người, có những người nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, người đời gọi là “Gia Định tam gia thi”, Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm, Phạm Đăng Hưng…. Những nho sĩ tiết tháo thuộc thế hệ sau như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị… cũng chịu ảnh hưởng về đạo đức, học phong, sĩ khí của nhà giáo họ Võ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử giai thoại
Phát hành: 1999
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 942
Giới thiệu: VIỆT SỬ GIAI THOẠI là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chính sử xưa. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chính sử xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chính sử xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trích lục những gì mà chính sử xưa đã trích lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một số giai thoại trên cơ sở trích dịch một số sách như : Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập ...v.v.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử kỷ yếu
Phát hành: 2004
Tác giả: Trần Xuân Sinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 557
Giới thiệu: Cuốn sách "Việt Sử Kỷ Yếu" do tác giả Trần Xuân Sinh ghi chép lại lịch sử nước nhà về các thời đại từ Thời đại thượng cổ trước năm 208 tr. CN đến Thời đại Bắc thuộc (thời đại Trung cổ) từ năm 208 tr. CN đến năm 939. Thời đại tự chủ từ năm 939 đến năm 1527. Thời đại Nam Bắc phân tranh từ năm 1527 đến năm 1802. Thời đại cận kim từ năm 1802. Và từ năm 1945 là Thời đại hiện kim. (Phỏng theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914)
Phát hành: 1990
Tác giả: Cao Huy Thuần
Dịch giả: Nguyên Thuận
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 382
Giới thiệu: Tác phẩm của Giáo sư Cao Huy Thuần, ra đời cách đây 30 năm, vẫn luôn luôn mới. Bởi vì đó là một kho tàng tài liệu lịch sử. Và bởi vì công trình nghiên cứu này vẫn là sách đầu tay của ai muốn tìm hiểu lịch sử mất chủ quyền của Việt Nam hồi thế kỷ 19. Tác phẩm này trước hết là một luận án tiến sĩ quốc gia đệ trình trước Đại học Paris năm 1969. Để tài liệu lịch sử này không bị những bản dịch vội vã diễn dịch sai lạc, và để xác nhận tính cách thuần túy khoa học của công trình nghiên cứu, tác giả xuất bản nguyên văn tiếng Pháp, năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale dưới nhan đề: “Les missionnaires et la politique coloniale française au VietNam, 1857-1914”. Chúng tôi giữ nguyên phần vào đề ở đây và dịch theo ấn bản Yale...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Các nền văn hóa cổ Việt Nam (từ thời nguyên thủy đến thế kỷ 19)
Phát hành: 2009
Tác giả: Hoàng Xuân Chinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 438
Giới thiệu: "...được sự động viên khích lệ của nhiều đồng nghiệp, tôi mạnh dạn viết công trình "Các nền văn hóa cổ Việt Nam" bao gồm những hiểu biết của chúng ta cho đến nay về các nền văn hóa khảo cổ trên đất nước từ khi con người có mặt trên đất nước ta đến thời Nguyễn..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Phong trào Đại Đông Du
Phát hành: NXB Nam Việt, Sài Gòn, 1950
Tác giả: Phương Hữu
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 59
Giới thiệu: Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu. Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội. Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tâm lý dân tộc An Nam
Phát hành: 1904
Tác giả: Paul Giran
Dịch giả: Phan Tín Dụng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 203
Giới thiệu: Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran - một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam. Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đề Thám – con hùm Yên Thế
Phát hành: Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1961
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 134
Giới thiệu: Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám là một lãnh-tụ cuối-cùng của phong-trào Cần-Vương. Người ta đã tin cậy vào Đề Thám và coi Đề Thám như một tướng-lãnh kỳ-tài chuyên môn về lối du-kích-chiến, đã tiếp-tục con đường đấu-tranh gian-khổ của Phan Đình Phùng. Đề Thám chết, cái thời oanh-liệt của phong-trào sĩ-tử Cần-Vương cũng chấm dứt theo. Tuy nhiên, trước Đề Thám có hàng vạn người đã ngã gục vì tranh-đấu cho sự mất còn của dân-tộc thì sau Đề Thám cũng còn có hàng vạn người khác nối gót theo, tiếp tục hi-sinh cuộc đời cho cách-mạng và vinh-quang của dân tộc, tuy rằng hình-thức đấu-tranh có khác hơn phần nào...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đất nước Việt Nam qua các đời
Phát hành: NXB Văn hóa thông tin, 2005
Tác giả: Đào Duy Anh
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 275
Giới thiệu: Công trình này tập trung nghiên cứu địa lý hành chính để nhận định cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, từ thời Văn Lang, Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc, trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Với công tác nghiên cứu công phu, khối lượng sách tham khảo đồ sộ, Đào Duy Anh đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt gần hai thiên niên kỷ, khiến công trình trở thành một nghiên cứu đầy đủ nhất, hệ thống nhất về lãnh thổ Việt Nam trong thế kỷ XX.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất