Hoàng Hoa Thám (Đề Thám)

Hoàng Hoa Thám (chữ Hán: 黃花探; 1836 – 10 tháng 2 năm 1913), còn gọi là Đề Dương, Đề Thám (“Đề đốc” Thám) hay Hùm thiêng Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913).

Đề Thám – hùm thiêng Yên Thế

Trong hai năm (1893 – 1895) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề.

Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và lính khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do Đại tá Bataille chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế.

Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế. Nghĩa quân bị tổn thất nặng, trong đó có con trai của ông là Cả Trọng bị tử thương. Sau khi thoát khỏi vòng vây, ông chỉ huy lực lượng còn lại phối hợp với các toán nghĩa quân đang có mặt ở Vĩnh – Phúc Yên tiến hành một cuộc vận động chiến, thôn trang chiến nổi tiếng, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại trong tháng 7-1909. Đầu tháng 8-1909, Lê Hoan được tung vào chiến trường. Đề Thám vừa đánh vừa lui về núi Sáng trên dãy Tam Đảo và đánh thắng một trận quan trọng ở đây. Kể từ khi bà Ba Cẩn và con gái út của ông là Hoàng Thị Thế bị bắt, lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới đầu năm 1910 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.

Nhóm khởi nghĩa của Đề Thám (hình chụp của trung úy Romain-Desfossés)

Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt vào năm 1913. Có những giả thiết khác nhau về cái chết của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám.

  1. Trong những ngày cuối cùng, lực lượng ngày càng mỏng, Đề Thám chỉ còn vài thủ hạ bảo vệ bên cạnh và liên tục phải di chuyển. Khi ông tới vùng Hố Lẩy, người Pháp đã bố trí 3 người đến trá hàng để tiếp cận và hạ sát ông cùng 2 thủ hạ vào sáng mồng 5 Tết năm Quý Sửu, tức ngày 10 tháng 2 năm 1913, sau đó mang thủ cấp ông ra bêu Phủ đường Yên Thế để thị uy dân chúng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến nghi ngờ về giả thiết này.
  2. Hoàng Hoa Thám chạy trốn và sống ẩn dật những ngày cuối đời trong dân chúng, và cuối cùng chết vì bệnh tật.[3] Một số quan lại cho rằng ông mất vào trước thời điểm ngày 10 tháng 2 năm 1913, còn dân chúng lại cho rằng ông mất sau thời gian này.

    Hiện tại vẫn chưa xác định được phần mộ Hoàng Hoa Thám, việc này cũng có nhiều giả thiết khác nhau và chưa có kết luận cuối cùng trong giới nghiên cứu.
Có 2 tác phẩm về nhân vật Hoàng Hoa Thám (Đề Thám):
sách tư liệu
Hoàng Hoa Thám
Phát hành: 2016
Tác giả: Khổng Đức Thiêm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 465
Giới thiệu: Sách chia làm 13 chương với nhiều phụ lục, ảnh tư liệu, sơ đồ… nhằm giới thiệu về quê hương, gia tộc, sự ra đời cho tới lúc mất của Hoàng Hoa Thám. Để biên soạn chuyên khảo Hoàng Hoa Thám (1836-1913), trên cơ sở các nguồn tư liệu mới được khai thác lần đầu, tác giả còn cho bạn đọc thấy vai trò của Hoàng Hoa Thám qua các thời kì, quê hương Dị Chế (Tiên Lữ, Hưng Yên); truyền thống yêu nước của gia đình Hoàng Hoa Thám (kể từ phụ thân ông); Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của khởi nghĩa Yên Thế sau khi Lương Văn Nắm bị sát hại, vị trí và các đặc điểm của phong trào nông dân Yên Thế. Đồng thời tác giả cũng có những kiến giải mới về vai trò của Bá Phức và Lê Hoan.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đề Thám – con hùm Yên Thế
Phát hành: Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1961
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 134
Giới thiệu: Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám là một lãnh-tụ cuối-cùng của phong-trào Cần-Vương. Người ta đã tin cậy vào Đề Thám và coi Đề Thám như một tướng-lãnh kỳ-tài chuyên môn về lối du-kích-chiến, đã tiếp-tục con đường đấu-tranh gian-khổ của Phan Đình Phùng. Đề Thám chết, cái thời oanh-liệt của phong-trào sĩ-tử Cần-Vương cũng chấm dứt theo. Tuy nhiên, trước Đề Thám có hàng vạn người đã ngã gục vì tranh-đấu cho sự mất còn của dân-tộc thì sau Đề Thám cũng còn có hàng vạn người khác nối gót theo, tiếp tục hi-sinh cuộc đời cho cách-mạng và vinh-quang của dân tộc, tuy rằng hình-thức đấu-tranh có khác hơn phần nào...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất