Thời Pháp thuộc 1858-1945

Thời kỳ vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam khi dân tộc ta có dịp va chạm và từ đó dần làm quen với nền văn minh xa lạ của Tây Âu, cho dù cuộc gặp gỡ diễn ra trong một hoàn cảnh khá bi đát cho phía Việt Nam. Bắt đầu từ tiếng pháo hạm của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào cảng Đà Nẵng năm 1858, nước Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn dần mất chủ quyền và trở thành xứ thuộc địa của đế quốc Pháp suốt gần một thế kỷ cho tới năm 1945.

Từ năm 1887, nước Việt Nam trở thành một phần của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp, sau này mở rộng ra bao gồm lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày nay.

Tiền giấy 1 đồng Đông Dương (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Giai đoạn này cũng mang đến cho dân tộc Việt Nam hai thứ: Đạo Công giáo và bảng chữ cái La-tin.

Lễ phát huân chương cho quan lại Việt Nam thời Pháp thuộc (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Một tờ tuyên truyền được vẽ tại Hà Nội, 1942 (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)
Có 53 tác phẩm về giai đoạn Thời Pháp thuộc 1858-1945:
góc nhìn
Hồi ký Nguyễn Hiến Lê
Phát hành: 1992
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 625
Giới thiệu: Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê là tập hồi ký theo dòng sự kiện với hầu hết là thông tin nhưng khi đọc lại rất văn chương, mượt mà dưới ngòi bút tài tình của tác giả. "...Tôi đã ghi một số biến cố, một số tình cảm, suy tư của tôi lúc này về một số việc xảy ra trong đời tôi mà tôi đã được nghe hoặc thấy. Có nhiều chỗ tôi đã vô tình chép sai sự thật, hoặc bỏ sót, điều đó không sao tránh được, lỗi ở kí tính con người: nó bị tình cảm sai khiến; lại thêm ở tuổi 70 như tôi, nó suy giảm nhiều rồi..."
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Các giai thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh
Phát hành: 2013
Tác giả: Hứa Hoành
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 196
Giới thiệu: "...Với thời gian và tuổi đời chồng chất, chúng tôi tích tụ được nhiều hiểu biết về lịch sử miền Nam, một lãnh vực từ trước tới nay bị lãng quên, nên cố thu thập ghi chép để dành. Mặc dầu quyển sách nói nhiều đến các biến cố lịch sử các nhơn vật lịch sử, nhưng đây vẫn không phải là một quyển sử mà chỉ có giá trị như “giai thoại”. Tôi có ý định viết các giai thoại về Nam Kỳ tương tự như cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc viết về “Giai Thoại Làng Nho” mà thôi, nhưng chú trọng đến địa lý, các di tích, văn hoá, lịch sử cùng cảnh đẹp thiên nhiên của miền Nam..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Hoàng Hoa Thám
Phát hành: 2016
Tác giả: Khổng Đức Thiêm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 465
Giới thiệu: Sách chia làm 13 chương với nhiều phụ lục, ảnh tư liệu, sơ đồ… nhằm giới thiệu về quê hương, gia tộc, sự ra đời cho tới lúc mất của Hoàng Hoa Thám. Để biên soạn chuyên khảo Hoàng Hoa Thám (1836-1913), trên cơ sở các nguồn tư liệu mới được khai thác lần đầu, tác giả còn cho bạn đọc thấy vai trò của Hoàng Hoa Thám qua các thời kì, quê hương Dị Chế (Tiên Lữ, Hưng Yên); truyền thống yêu nước của gia đình Hoàng Hoa Thám (kể từ phụ thân ông); Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của khởi nghĩa Yên Thế sau khi Lương Văn Nắm bị sát hại, vị trí và các đặc điểm của phong trào nông dân Yên Thế. Đồng thời tác giả cũng có những kiến giải mới về vai trò của Bá Phức và Lê Hoan.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Trong gọng kềm lịch sử (audio)
Phát hành: 2022
Tác giả: Bùi Diễm
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 36 chương / 36 clips
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: "...Tác giả đã đi ngược suốt từ thời Pháp Thuộc qua thời kỳ Bảo Đại, ông Diệm cho đến những ngày chót khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ và đề cập đến những nhân vật chìm, nổi trong chính trường từ lúc phôi thai như những học sinh ở trường Thăng Long cùng Ban Giảng Huấn cho đến những sảnh đường quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn. Trong suốt 343 trang sách, ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn (Washington) đã thuật lại cuộc đời của mình cũng như cuộc đời của những người cùng lứa tuổi trong một thế khóa oái oăm của lịch sử. Từ ngày biết nhận xét cho đến lúc đã thực sự bị cắt rời khỏi đất nước, cuộc đời tác giả được mở ra gần như trọn vẹn trong 36 chương sách: “Gọng Kìm, Hội Kín, Khủng Bố, Lập Trường… Đảo Chánh..."
XEM CLIP
sách tư liệu
Việt sử kỷ yếu
Phát hành: 2004
Tác giả: Trần Xuân Sinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 557
Giới thiệu: Cuốn sách "Việt Sử Kỷ Yếu" do tác giả Trần Xuân Sinh ghi chép lại lịch sử nước nhà về các thời đại từ Thời đại thượng cổ trước năm 208 tr. CN đến Thời đại Bắc thuộc (thời đại Trung cổ) từ năm 208 tr. CN đến năm 939. Thời đại tự chủ từ năm 939 đến năm 1527. Thời đại Nam Bắc phân tranh từ năm 1527 đến năm 1802. Thời đại cận kim từ năm 1802. Và từ năm 1945 là Thời đại hiện kim. (Phỏng theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê: Sử học
Phát hành: 2006
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 1256
Giới thiệu: Nằm trong trọn bộ các tác phẩm tác giả Nguyễn Hiến Lê đã dịch, biên soạn từ các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới về lịch sử và chính trị. Ông là một học giả có nhiều đóng góp cho tri thức nước nhà bằng cách dịch các bộ sách nổi tiếng trên thế giới sang Tiếng Việt, giúp cho người Việt dễ dàng tiếp cận với những tri thức của nhân loại. Nội dung: I. Đông Kinh nghĩa thục. II. Bán đảo Ả rập - Thảm kịch Hồi giáo & dầu lửa. III. Bài học Israel. IV. Sử ký Tư Mã Thiên. V. Chiến quốc sách. VI. Tô Đông Pha. VII. Bertrand Russell - chiến sĩ tự do và hòa bình. VIII. Einstein - đời sống và tư tưởng.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914)
Phát hành: 1990
Tác giả: Cao Huy Thuần
Dịch giả: Nguyên Thuận
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 382
Giới thiệu: Tác phẩm của Giáo sư Cao Huy Thuần, ra đời cách đây 30 năm, vẫn luôn luôn mới. Bởi vì đó là một kho tàng tài liệu lịch sử. Và bởi vì công trình nghiên cứu này vẫn là sách đầu tay của ai muốn tìm hiểu lịch sử mất chủ quyền của Việt Nam hồi thế kỷ 19. Tác phẩm này trước hết là một luận án tiến sĩ quốc gia đệ trình trước Đại học Paris năm 1969. Để tài liệu lịch sử này không bị những bản dịch vội vã diễn dịch sai lạc, và để xác nhận tính cách thuần túy khoa học của công trình nghiên cứu, tác giả xuất bản nguyên văn tiếng Pháp, năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale dưới nhan đề: “Les missionnaires et la politique coloniale française au VietNam, 1857-1914”. Chúng tôi giữ nguyên phần vào đề ở đây và dịch theo ấn bản Yale...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Phong trào Đại Đông Du
Phát hành: NXB Nam Việt, Sài Gòn, 1950
Tác giả: Phương Hữu
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 59
Giới thiệu: Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu. Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội. Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Phan Đình Phùng
Phát hành: NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1950 (tái bản)
Tác giả: Đào Trinh Nhất
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 288
Giới thiệu: Trong sự nghiệp mười năm "Cần Vương chống Pháp", Phan Đình Phùng luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu nước, Cụ đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân. Giặc đem danh lợi ra mua chuộc Cụ nhưng thất bại. Chúng dùng vũ lực để uy hiếp tinh thấn, Cụ không sờn lòng. Chúng bắt thân nhân của Cụ, khai quật mồ mả tô tiên, Cụ không nản chí. Câu trả lời khảng khái của Cụ trước mặt tên Lê Kinh Hạp Tiễu phủ sứ, tay sai của giặc, khi hắn dọa bắn giết người anh ruột Phan Đình Thông và đào mả tổ tiên, đã nói lên khí tiết của một vị anh hùng dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất