Tóm tắt 1000 năm Bắc thuộc
Thời lượng:
13 phút 46 giây
Giới thiệu:
''Bắc thuộc'' chỉ thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc.
Thông thường, các sách sử hiện đại Việt Nam hay dùng từ Bắc thuộc để chỉ giai đoạn hơn một nghìn năm từ khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương (179 TCN) cho đến khi Khúc Thừa Dụ giành lại quyền tự chủ từ tay nhà Đường (905); nghĩa là gộp ba lần Bắc thuộc.
Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:
Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán
nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)
Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
Đại Nam thực lục – tập 1/10
Số trang:
1079
Giới thiệu:
Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập một bao gồm phần Tiền biên (từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Chúa Nguyễn Phúc Thuần) và Chính biên-Kỷ thứ nhất (từ đời Gia Long 1778 đến 1819).
Oan án Lệ Chi Viên
Số trang:
3
Giới thiệu:
Gần 600 năm trôi qua kể từ ngày gia tộc Nguyễn Trãi phải chịu nỗi oan khuất tru di tam tộc tày trời, đã có rất nhiều những ghi chép, nghiên cứu và nhận định của các học giả đi trước về vụ án Lệ Chi Viên, đem đến cho độc giả nhiều góc nhìn khách quan, sâu sắc hơn về sự thật đằng sau vụ án này. Trên cơ sở tham khảo và tổng hợp những nghiên cứu của những học giả đi trước, CLB Sử Học Trẻ xin gửi đến các bạn Kỳ 2: “OAN ÁN LỆ CHI VIÊN”.