Cuộc trỗi dậy của phong trào Tây Sơn

Năm Tân Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32, Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần thứ 6, tức năm 1771, Nguyễn Nhạc được các người cùng hợp tác và các nhân sĩ đồng bào địa phương tôn làm Tây Sơn Vương. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát.

Đầu tháng 4 năm 1773, quân Tây Sơn đã kéo nhau từng toán xuống các chợ ngay lúc ban ngày, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, đe dọa đốt nhà cửa để bắt người tuân theo. Họ họp từng nhóm khoảng 300 người, riêng vùng Đồng Hươu, Đồng Hào có đến 600 người và họ quấy nhiễu suốt ở Phú Yên, Quy Nhơn. Tổ chức của họ cứ theo thắng lợi mà trở thành lớn lao, có quy củ hơn. Lúc đầu họ võ trang giáo mác, cung tên và cả súng tay nữa. Họ đi bộ, nhưng sau đó, khoảng tháng 8, họ đi ngựa, cáng và võng. Để bày tỏ vị trí phương nam và tính cách bạo động của quân khởi nghĩa, họ mang mỗi đội một lá cờ đỏ dài độ 1 mét.

Lòng dân địa phương cứ thế quy phục Tây Sơn, thanh thế mỗi ngày một lớn, quân Tây Sơn phát triển nhanh nhờ có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng quanh vùng. Quân ngũ Tây Sơn khi dựng nghiệp có khoảng 150.000 người được chia thành 12 đơn vị, trong đó có 2 đơn vị là người dân tộc thiểu số. Đây là đội quân tiên phong, dũng mãnh dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ. Kỵ binh có hơn 2.000 chiến mã, tượng binh có hơn 100 thớt voi. Quân Tây Sơn nổi tiếng là đạo quân thiện chiến nhất thời bấy giờ, với khả năng hành quân thần tốc và chiến thắng chớp nhoáng.

Trang phục lính Tây Sơn tại Hội An năm 1793 (tranh của William Alexander)

Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự lập ra triều Tây Sơn, lên làm vua, lấy niên hiệu là Thái Đức. Tuy nhiên, sau đó do không thể kìm chế người em Nguyễn Huệ tài ba hơn mình, quyền lãnh đạo Tây Sơn cơ bản đã về tay Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ lên ngôi, lấy đế hiệu là Quang Trung để danh chính ngôn thuận đem quân ra bắc đánh bại 29 vạn quân Thanh (Trung Quốc). Sau đó ông lại đánh bại quân Xiêm và lực lượng của chúa Nguyễn Ánh, thống nhất cả nước dưới triều đại Tây Sơn.

Dưới thời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), nước Đại Việt đã có một giai đoạn ngắn yên bình và phát triển. Tuy nhiên, sau cái chết đột ngột của ông vào năm 1792, triều Tây Sơn không có người thừa kế xứng tầm và mau chóng bị chúa Nguyễn Ánh từ phương Nam tiêu diệt.

Có 18 tác phẩm về sự kiện Cuộc trỗi dậy của phong trào Tây Sơn:
sách tư liệu
La Sơn phu tử
Phát hành: 1952
Tác giả: Hoàng Xuân Hãn
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 361
Giới thiệu: La Sơn phu tử được học giả Hoàng Xuân Hãn sưu tầm tư liệu từ những năm 1939, đã trích đăng vài kỳ trên báo Thanh Nghị từ năm 1944-1945. Học giả Hoàng Xuân Hãn đã trù tính đem in thành sách nhưng Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra nên kế hoạch in tạm hoãn. Năm 1949, ông cho ra mắt bạn đọc một chuyên khảo độc đáo về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt (Sông Nhị, Hà Nội) mà trước-sau chưa có công trình nào vượt qua. Mãi đến năm 1952, sau khi gia đình ông sang Paris (Pháp) định cư, chuyên khảo về nhân vật lịch sử La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp mới chính thức ra mắt bạn đọc (Minh Tân, Paris). Cuộc đời La Sơn phu tử trong cuốn sách cùng tên được học giả Hoàng Xuân Hãn phục dựng rất chi tiết, qua những khảo cứu tư liệu công phu bạn đọc sẽ nhìn thấy rất rõ hành trạng của nhân vật lịch sử sống cách chúng ta hơn 200 năm. Tầm vóc và nhân cách của vị phu tử đất La Sơn được học giả Hoàng Xuân Hãn mô tả rất rõ thông qua mối quan hệ của cụ với vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Quang Trung (audio)
Phát hành: Tháng 2 / 2022
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 5 phần / 17 clips
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung...."
XEM CLIP
sách tư liệu
Quang Trung
Phát hành: 1944
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 890
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lê Duy Kỳ (1766-1793) đáng thương hay đáng trách?
Phát hành: 2012
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Những đề cập về Lê Duy Kỳ trong sách vở đều cho rằng ông hèn yếu, kém khả năng tưởng như khi làm vua ông vẫn được hành động hoàn toàn tự do theo chủ kiến và ý thích riêng của mình. Thực tế cho thấy mỗi quyết định, mỗi biến chuyển đều có những nguyên nhân rất xa không dễ dàng phát hiện. Cuộc đời vua Chiêu Thống – cũng như chiếc ngai vàng của nhà Lê những năm sau cùng - chỉ là một chiếc lá giữa dòng, mặc cho nước cuốn tới đâu thì cuốn, không thể nào cưỡng lại được. Ðể nhận định về vua Chiêu Thống cho được công bằng, chúng ta cần nhìn lại con người trong thời buổi mà ông sống, không thể chỉ dựa vào yêu ghét qua “tin đồn”. Ông chỉ là một con chim trong lồng, một bóng mờ chính trị, một người bị rơi vào giữa một đám đông xô đẩy, mọi vấn đề đều do những sắp xếp ngoài tầm tay...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Nguyên nhân Thanh triều động binh
Phát hành: 12/2004
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 57
Giới thiệu: Người viết bài khi còn nhỏ cũng đã mê say cuốn thiểu thuyết chương hồi - hay lịch sử tiểu thuyết, lịch sử ký sự.. tùy theo từng tác giả - Hoàng Lê Nhất Thống Chí này và cũng bị ảnh hưởng hưởng khá nặng nề. Thế nhưng đến một lúc nhìn ra đây chỉ là một cuốn sách viết để mua vui, người nghiên cứu phải có can đảm gạt bỏ những chi tiết được miêu tả một cách chủ quan thiếu căn cứ, đối chiếu với những tài liệu khác có cơ sở, để giai đoạn lịch sử này được nhìn lại cho ăn khớp với các quốc gia khác - mà cũng nhất quán với chính sử Việt Nam trước và sau thời kỳ Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 3: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 24
Giới thiệu: Hai nguồn sử liệu mà chúng tôi nhắc đến là bộ chiến đồ được thực hiện sau khi Thanh triều và Đại Việt nối lại bang giao và tập hợp Khâm Định An Nam Kỷ Lược là bộ sách hoàn tất khi vua Quang Trung qua Bắc Kinh trở về nước. Tuy không thể tách những tài liệu này ra khỏi mục tiêu chính yếu của nó là tuyên truyền, là phô trương nhưng không phải vì thế mà chúng ta không khai thác được nhiều chi tiết soi sáng lại một thời kỳ mà vì bất hạnh của lịch sử đã trở nên mờ mịt.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 2: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 21
Giới thiệu: Nếu so sánh với nhiều chiến công khác lừng lẫy hơn trong đời Càn Long, người ta sẽ rất ngạc nhiên khi Thanh triều đã áp dụng một số biệt lệ chưa từng có đối với triều đình Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng... Những hình thái có vẻ như bất thường đó nếu không được nghiên cứu dưới một nhãn quan chung về quan niệm quân sự và văn hóa của nhà Thanh, chúng ta sẽ thấy rất khó hiểu và nhiều khi mâu thuẫn...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 1: Đánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 20
Giới thiệu: Khó khăn to lớn nhất khi nghiên cứu về thời đại Tây Sơn là chúng ta có rất ít tài liệu nguyên thủy từ những nguồn khả tín được viết ngay chính thời kỳ đó mà phần lớn dựa theo các bản viết sau sự việc nhiều năm, có khi nhiều chục năm, do những người không liên quan gì đến biến cố ghi theo truyền khẩu chứ không phải chính họ tham dự hay mắt thấy tai nghe. Những tác phẩm đó được hình thành thường để bày tỏ một xu hướng chính trị cực đoan nên các chi tiết lại càng dễ bị bóp méo cho phù hợp với chủ tâm của người viết
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 2/4
Phát hành: 1889
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 197
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Tập 2: Chính biên (Sơ tập) bao gồm từ cuốn đầu đến cuốn 33.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ