Nguyễn Ánh (Gia Long)
Chân dung phổ biến của vua Gia Long

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), tên húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎) là nhà chính trị, nhà quân sự và là vị hoàng đế sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ (阮世祖). Trong suốt thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Gia Long (嘉隆), nên thường được gọi là Gia Long Đế.

Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ vào năm 1777, ông trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục ngôi vị. Ban đầu Nguyễn Ánh chịu nhiều thất bại lớn, phải nhận là chư hầu để cầu viện quân Xiêm La đánh vào Nam Bộ, rồi lại hứa cắt lãnh thổ đất nước cho Pháp để nước này xuất quân sang đánh Tây Sơn, ông cũng từng hỗ trợ 50 vạn cân gạo cho quân Thanh khi đội quân này kéo sang nước Đại Việt đánh nhà Tây Sơn.

Về sau, lúc Tây Sơn suy yếu sau cái chết đột ngột của vua Quang Trung, ông đã giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, thống nhất đất nước và kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam. Triều đại của Gia Long đã chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam. Ông cũng quyết định đóng kinh đô tại Phú Xuân (Huế) dù vùng này khá chật hẹp và ít dân, một phần vì lo ngại người dân phía Bắc vẫn còn muốn khôi phục nhà Hậu Lê. Lãnh thổ nước Việt thời Gia Long về cơ bản được định hình giống như ngày nay, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuy nhiên diện tích miền Trung đã bị thu hẹp lại do Gia Long cắt vùng Trấn Ninh (rộng khoảng 45.000 km²) cho vương quốc Vạn Tượng để nhận lấy sự ủng hộ của họ trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn (vùng này ngày nay là lãnh thổ của Lào). Với việc cắt Trấn Ninh cho Lào, Gia Long là ông vua trao lãnh thổ đất nước cho ngoại quốc nhiều thứ 2 trong lịch sử Việt Nam (chỉ kém việc chắt nội của ông là vua Tự Đức đã cắt cả Nam Kỳ Lục tỉnh cho thực dân Pháp).

Có 16 tác phẩm về nhân vật Nguyễn Ánh (Gia Long):
bài viết khoa học
Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và vua Càn Long
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 6
Giới thiệu: Tôi tự hỏi, nếu như Nguyễn Huệ nghe lời vua anh chỉ phát triển thực lực để làm chúa phương Nam, không đánh ra Bắc và tập trung nỗ lực vào việc loại trừ dư đảng nhà Nguyễn, thì vương triều kế tiếp sẽ là nhà Nguyễn Tây Sơn... Đúng như dự tính của Nguyễn Nhạc, vương triều Tây Sơn sẽ bành trướng thế lực sang Chân Lạp và Xiêm La, hình thành một quốc gia “tròn trịa” hơn, đất đai phì nhiêu hơn đóng vai một cửa ngõ quốc tế và nhất là không tiếp cận với Trung Hoa, tránh được những đe doạ trực tiếp từ phương Bắc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Công thần lục
Phát hành: Sài Gòn, 1968
Dịch giả: Nguyễn Thế Nghiệp
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 87
Giới thiệu: Công thần lục là tài liệu có từ thời vua Tự Đức nhà Nguyễn ghi chép về các công thần thời Gia Long. Sách được Nguyễn Thế Nghiệp dịch và xuất bản năm 1968 tại Sài Gòn bởi Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên VNCH.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 2/4
Phát hành: 1889
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 197
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Tập 2: Chính biên (Sơ tập) bao gồm từ cuốn đầu đến cuốn 33.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802
Phát hành: 2017
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 418
Giới thiệu: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18. Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Hoàng Việt Long hưng chí: Mở đầu (audio)
Phát hành: 07/2021
Tác giả: Ngô Giáp Đậu
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 14 phút 20 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Bộ tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi Hoàng Việt Long hưng chí sẽ kể lại những diễn biến của một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động chính trị, quân sự có ảnh hưởng sâu rộng đến vận mệnh của dân tộc ta. Tác phẩm bao quát trên dưới năm mươi năm bắc ngang cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Nằm gọn trong khoảng thời gian này có một trong những sự kiện quan trọng nhất của dân tộc: đó là sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, của triều đình Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài và chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) đánh tan cuộc xâm lăng của quân nhà Thanh...
XEM CLIP
clip lịch sử
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (audio)
Phát hành: 07/2021
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 1 tiếng 11 phút 6 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18. Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.
XEM CLIP
clip lịch sử
Vua Gia Long và người Pháp (audio, chương 1/23)
Phát hành: 06/2021
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Tùng Nguyễn
Thời lượng: 38 phút 9 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: "Chúng ta có chứng cớ để bác bỏ hoàn toàn luận điệu của các sử gia thực dân, không những họ đã cướp nước, mà còn cướp cả quá khứ, cả lịch sử của ta nữa. Công việc mênh mông, mà người biết tiếng Pháp ở trong nước ngày càng giảm, nếu không bắt đầu lúc này, thì ai làm hộ, mai sau?..." - Thụy Khuê
XEM CLIP
sách tư liệu
Hoàng Việt Long Hưng Chí
Phát hành: 1904
Tác giả: Ngô Giáp Đậu
Dịch giả: Mai Xuân Hải, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 216
Giới thiệu: Là tác phẩm viết bằng chữ Hán, soạn từ năm 1899, hoàn thành năm 1904 và được dịch ra tiếng Việt năm 1933, là một tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi tương tự như Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả cũng là dòng dõi Ngô gia văn phái. Tác phẩm đã cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử Việt Nam đầy biến động khoảng thời gian 300 năm từ thời các chúa Nguyễn Đàng Trong, triều Lê - Trịnh, nhà Tây Sơn, Nguyễn Anh - Gia Long... Nội dung chính của tác phẩm là thuật lại công cuộc phục hưng của nước Hoàng Việt - một cách gọi khác về triều Nguyễn. Bối cảnh lịch sử là cuộc nội chiến giữa anh em nhà Tây Sơn và binh tướng Nguyễn Ánh chủ yếu ở chiến trường miền Trung và Nam bộ trong khoảng thời gian 30 năm của nửa cuối thế kỷ XVIII...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Nguyễn Huệ phiêu lưu ký – PHẦN 2 : Vũ điệu của lửa
Phát hành: 12/2020
Tác giả: Phạm Vĩnh Lộc
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 24 phút 50 giây
Nguồn: Hùng Ca Sử Việt - Youtube channel
Giới thiệu: Tác phẩm đã "biến tấu" lại câu chuyện lịch sử xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huệ bằng lời dẫn chuyện theo phong cách hài hước, dí dỏm, đậm chất "tiểu thuyết" mà vẫn giữ được các sự kiện lịch sử sát với thực tế. Phần 2 này kể về những chiến thắng oanh liệt liên tiếp của Nguyễn Huệ từ lúc mới bắt đầu nghiệp cầm quân như đánh bại quân nhà Nguyễn, đánh bại 3 vạn quân Xiêm, giành được Bắc Hà và đả bại cả đại ca Nguyễn Nhạc trong cuộc chiến nội bộ Tây Sơn năm nào...
XEM CLIP
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất