Lý Thường Kiệt và chiến tranh Tống - Việt 1075-1077

Chiến dịch đánh Tống 1075-1076 là tên gọi chiến dịch do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu dọc theo biên giới Tống – Việt năm 1075-1076.

Năm 1009, Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Để củng cố khu vực biên giới phía bắc, nhà Lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh miền núi để gắn chặt mối quan hệ với họ. Trải qua 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, nước Đại Việt phát triển ổn định, khá vững mạnh.

Ở phương Bắc, từ năm 1070, nhà Tống đã chú ý đến phương Nam. Năm 1073, vua Tống Thần Tông phái Thẩm Khởi làm Quảng Tây Kinh lược sứ lo việc xuất quân. Thẩm Khởi đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế, phủ dụ 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để tập thủy chiến.

Đặc biệt, nhà Tống đã biến Ung Châu thành một căn cứ xuất phát để đánh Đại Việt và giao cho Tô Giám, một viên tướng dày dặn kinh nghiệm trong cuộc chiến chống Nùng Trí Cao trước đây chỉ huy căn cứ này.

Tuy Tống cố gắng giữ bí mật, nhưng tình báo của Đại Việt vẫn nắm được ý đồ của quân Tống. Đặc biệt, năm 1073, một tiến sĩ nhà Tống là Từ Bá Tường vì không được trọng dụng nên đã thông báo với nhà Lý. Bởi thế Đại Việt đã nắm được khá đầy đủ tình hình chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống.

Trước tình hình đó, Thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu, Tiên phát chế nhân, ông quyết định mở trận tiến công quy mô sang đất Tống. Đại Việt đã huy động 10 vạn quân sang đánh phá căn cứ châu Ung của Tống, bao gồm cả lực lượng chính quy của triều đình lẫn quân của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Kết quả là Đại Việt đã giành thắng lợi và rút về nước…

Có 5 tác phẩm về sự kiện Lý Thường Kiệt và chiến tranh Tống - Việt 1075-1077:
sách tư liệu
Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý
Phát hành: 2015
Tác giả: Hoàng Xuân Hãn
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 358
Giới thiệu: "...Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! Đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng. Bậc ấy là Lý Thường Kiệt. Thường Kiệt hiểu thời cơ, chịu tạm nhường về thể diện, khiến Tống lui quân và ta bảo toàn binh lực. Sau đó, Thường Kiệt biết dùng ngoại giao dựa vào binh lực ấy làm hậu thuẫn, mà đòi được đất đã mất. Cuối cùng không những Tống không dám dòm ngó cõi ta, mà bắc thùy nước Việt lại được khuếch trương và củng cố. Đó là một kỳ công của Lý Thường Kiệt. Nhưng còn một kỳ công khác, đương thời không kém việc trên, mà đối với vận mệnh tương lai nước ta, lại còn to hơn nữa. Ấy là việc đánh Chiêm Thành..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Sử Việt 12 Khúc Tráng Ca (audio) – Khúc tráng ca thứ nhất
Phát hành: tháng 3 năm 2020
Tác giả: Dũng Phan
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 16 phút 03 giây
Nguồn: Kênh Youtube Hùng Ca Sử Việt
Giới thiệu: Tác phẩm “Sử Việt 12 khúc tráng ca” kể về 12 câu chuyện dựng nước và giữ nước thời phong kiến, được chọn lọc theo tính chất quan trọng và hùng tráng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Cuốn sách là sự kết hợp của những tư liệu lịch sử đã được kiểm chứng, xen kẽ với nhận định và đánh giá của người biên soạn. Tác phẩm kể lại các câu chuyện Sử Việt đầy hấp dẫn bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới, không phải như tiểu thuyết dã sử, nhưng cũng không phải là một tài liệu chuyên khảo khô khan. “Sử Việt 12 khúc tráng ca” hệt như một cuốn phim li kì, với hàng loạt câu hỏi về các nghi án lịch sử, những tranh đoạt hoàng quyền trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Cuốn sách như một bản nhạc, khi thì dồn dập, khi thì bi ai, khi thì hùng tráng, khi thì trầm mặc. Những câu chuyện trập trùng xen kẽ như các khúc ca thăng trầm của dân tộc Việt Nam.
XEM CLIP
clip lịch sử
Lý Thường Kiệt đại chiến Như Nguyệt giang – phần 3 (cuối)
Phát hành: tháng Hai 2019
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 19 phút 52 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Sau cuộc Bắc phạt vĩ đại làm rung chuyển cả Trung Nguyên của Lý Thường Kiệt, nhà Tống quá uất hận, cắn răng nhường Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng Liêu ở phía Bắc… để rảnh tay dồn hết binh lực sang đánh chiếm Đại Việt, quyết tâm xóa sổ nước ta sát nhập vào lãnh thổ Đại Tống. Mùa xuân 1077, Quách Quỳ dẫn đầu 10 vạn binh lính, 20 vạn phu dịch cùng 1 vạn ngựa chiến vượt ải Nam Quan tiến vào địa phận nước ta. Trên dòng Như Nguyệt giang quân Đại Việt đã đánh một trận quyết định, làm dập tắt hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Tống, buộc Đại Tống phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.
XEM CLIP
clip lịch sử
Lý Thường Kiệt đại chiến Ung Châu Thành – phần 2
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 9 phút 32 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Năm 1075, triều Tống nhân thế binh hùng lực mạnh âm mưu tiến đánh nước ta. Quân thần nhà Lý biết được, quyết không ngồi yên đợi giặc mà khởi binh trước, đánh thẳng sang đất Tống nhằm chặn đứng mưu đồ xâm lược. Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy quân đội tiến đánh 18 ải dọc biên thùy, rồi công phá các châu Khâm, Liêm, Dung, Nghi, Bạch, tới thành cuối cùng là Ung Châu, được cho là thành trì kiên cố quân Việt khó lòng công phá. Thế nhưng cuối cùng, Lý Thường Kiệt đã gây ra một cuộc đại khai sát giới kinh hoàng cho quân Tống tại Ung Châu…
XEM CLIP
clip lịch sử
Lý Thường Kiệt đại chiến Ung Châu Thành – phần 1
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 11 phút 13 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên ngôi, hiệu là Lý Nhân Tông. Cùng lúc ở phương Bắc triều Tống bị rối loạn bởi những cải cách của Vương An Thạch, nhà Tống âm mưu tiến đánh phía Nam. Không đợi quân Tống xuất binh trước, lần đầu tiên trong lịch sử Đại Việt, Lý Thường Kiệt đem quân tiến đánh đất Tống, tạo ra một trận huyết chiến ác liệt với thất bại khủng khiếp của nhà Tống tại Ung Châu, tát một cú trời giáng vào danh dự của thiên triều.
XEM CLIP