Lê Văn Duyệt

Còn gọi là Tả Quân Duyệt, là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam và là đại thần phục vụ hai triều vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) và Minh Mạng. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn.

Ông cầm quân thắng nhiều trận lớn, nên nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của quân Gia Định tới chức chỉ huy Tả Quân vào thời điểm cuộc chiến kết thúc. Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định Thành.

Tả quân Lê Văn Duyệt

Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam kỳ, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có. Ông chỉ huy việc đào kênh Vĩnh Tế – con kênh đào lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ. Tuy nhiên thời Minh Mạng Lê Văn Duyệt thường xuyên xung đột với nhà vua và dẫn đến việc triều đình đã hạch tội và cho phá mộ sau khi Lê Văn Duyệt mất. Vì việc này, người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi đã nổi dậy chống lại triều đình. Sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt, Lê Văn Duyệt tiếp tục bị truy tội đến mãi đời Thiệu Trị thì vụ án mới được xét lại, và ông mới được phục hồi danh dự.

Có 3 tác phẩm về nhân vật Lê Văn Duyệt:
sách tư liệu
Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835)
Phát hành: 2013
Tác giả: Po Dharma
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 286
Giới thiệu: Đây là công trình nghiên cứu khoa học về 33 năm cuối của Vương quốc Chăm-pa, kể từ năm 1802, năm lên ngôi của Nguyễn Ánh tại Huế với danh hiệu Gia Long, người đã có công tái lập lại cơ chế độc lập của Champa, cho tới năm 1835 với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa cuối cùng do Ja Thak Wa lãnh đạo, dẫn đến việc vua Minh Mạng sát nhập phần lãnh thổ cuối cùng của Chăm-pa vào nước Đại Nam. Sự thất bại của cuộc vùng dậy do Ja Thak Wa lãnh đạo vào năm 1835 do vậy có thể coi là trận chiến cuối cùng của dân tộc Champa chống lại triều đình Huế sau ngày vương quốc Champa bị xóa tên trên bản đồ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Hoàng Việt Long Hưng Chí
Phát hành: 1904
Tác giả: Ngô Giáp Đậu
Dịch giả: Mai Xuân Hải, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 216
Giới thiệu: Là tác phẩm viết bằng chữ Hán, soạn từ năm 1899, hoàn thành năm 1904 và được dịch ra tiếng Việt năm 1933, là một tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi tương tự như Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả cũng là dòng dõi Ngô gia văn phái. Tác phẩm đã cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử Việt Nam đầy biến động khoảng thời gian 300 năm từ thời các chúa Nguyễn Đàng Trong, triều Lê - Trịnh, nhà Tây Sơn, Nguyễn Anh - Gia Long... Nội dung chính của tác phẩm là thuật lại công cuộc phục hưng của nước Hoàng Việt - một cách gọi khác về triều Nguyễn. Bối cảnh lịch sử là cuộc nội chiến giữa anh em nhà Tây Sơn và binh tướng Nguyễn Ánh chủ yếu ở chiến trường miền Trung và Nam bộ trong khoảng thời gian 30 năm của nửa cuối thế kỷ XVIII...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Gia Định tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt
Phát hành: 2016
Tác giả: Ngô Tất Tố
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 86
Giới thiệu: Nhận xét về Lê Văn Duyệt, Ngô Tất Tố có viết trong sách: “Xưa nay những đấng anh hùng hào kiệt chép ở trong sách, phần nhiều là hạng mình cao bảy thước, lưng rộng mười gang, diện mạo rất hùng vĩ. Trái lại, Duyệt thì tầm người lùn nhỏ, mặt mũi không lấy gì làm khôi ngô. Vậy mà tinh nhanh, hăng tợn, có tài giỏi lại có sức khỏe. Tánh Duyệt rất ngang tàng, không ưa học văn, chỉ thích học võ..." Phan Thanh Giản có nhận xét như sau: "Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan. Tôi ở kinh thành, ở Bắc thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất