Nhà Tây Sơn 1778-1802

Nhà Tây Sơn khởi đầu từ cuộc nổi dậy chống lại cả hai nhà Trịnh – Nguyễn, sau đó thì thay thế cả hai cũng như triều Lê mạt để trở thành một triều đại phong kiến mới, là triều đại đầu tiên ngự trị trên lãnh thổ của cả hai miền Nam, Bắc sau 200 năm Trịnh Nguyễn phân tranh.

Bản đồ Việt Nam vào cuối thế kỷ 18, màu xanh đen thuộc về vua em Nguyễn Huệ, màu vàng thuộc về vua anh Nguyễn Nhạc (được trao lại cho Nguyễn Huệ cuối năm 1788), màu xanh lá cây là lãnh thổ do chúa Nguyễn Ánh kiểm soát (nguồn: Wikipedia)
 

Dưới thời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), nước Đại Việt đã có một giai đoạn ngắn yên bình và phát triển. Tuy nhiên, sau cái chết đột ngột của ông vào năm 1792, triều Tây Sơn không có người thừa kế xứng tầm và mau chóng bị chúa Nguyễn Ánh từ phương Nam tiêu diệt.

Chân dung lính Tây Sơn của William Alexander ở Hội An năm 1793 (nguồn: Wikipedia tiếng Việt)
 

Có thể nói, triều đại Tây Sơn nổi lên như cơn cuồng phong ngắn ngủi quét sạch những ngổn ngang thời Trịnh – Nguyễn phân tranh rồi vua Lê – chúa Trịnh ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Cơn bão đó còn cuốn phăng những thế lực ngoại quốc đặt chân đến mảnh đất mà bây giờ là lãnh thổ nước Việt Nam từ Nam ra Bắc. Tuy vậy điều gì đã khiến cho một phong trào nghiêng trời lệch đất như vậy nhanh chóng lụi tàn? Những sử liệu mới cùng những cách nhìn mới trong khoảng vài chục năm trở lại đây sẽ giải đáp một phần cho câu hỏi này.

Có 49 tác phẩm về giai đoạn Nhà Tây Sơn 1778-1802:
sách tư liệu
Đại Nam quốc sử diễn ca (Q2): Từ Lý đến Nguyễn Tây-Sơn
Phát hành: 1949
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 910
Giới thiệu: Đại Nam Quốc sử Diễn ca (chữ Nho: 大南國史演歌) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn. Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức, với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in. Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm. Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn viết theo thể lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
La Sơn phu tử
Phát hành: 1952
Tác giả: Hoàng Xuân Hãn
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 361
Giới thiệu: La Sơn phu tử được học giả Hoàng Xuân Hãn sưu tầm tư liệu từ những năm 1939, đã trích đăng vài kỳ trên báo Thanh Nghị từ năm 1944-1945. Học giả Hoàng Xuân Hãn đã trù tính đem in thành sách nhưng Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra nên kế hoạch in tạm hoãn. Năm 1949, ông cho ra mắt bạn đọc một chuyên khảo độc đáo về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt (Sông Nhị, Hà Nội) mà trước-sau chưa có công trình nào vượt qua. Mãi đến năm 1952, sau khi gia đình ông sang Paris (Pháp) định cư, chuyên khảo về nhân vật lịch sử La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp mới chính thức ra mắt bạn đọc (Minh Tân, Paris). Cuộc đời La Sơn phu tử trong cuốn sách cùng tên được học giả Hoàng Xuân Hãn phục dựng rất chi tiết, qua những khảo cứu tư liệu công phu bạn đọc sẽ nhìn thấy rất rõ hành trạng của nhân vật lịch sử sống cách chúng ta hơn 200 năm. Tầm vóc và nhân cách của vị phu tử đất La Sơn được học giả Hoàng Xuân Hãn mô tả rất rõ thông qua mối quan hệ của cụ với vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Quang Trung (audio)
Phát hành: Tháng 2 / 2022
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 5 phần / 17 clips
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung...."
XEM CLIP
sách tư liệu
Võ Trường Toản (phụ: “Gia Định tam gia”)
Phát hành: NXB Tân Việt, 1957
Tác giả: Nam Xuân Thọ
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 218
Giới thiệu: Võ Trường Toản là danh nhân được nhiều người biết đến, cụ là nhà nho nổi tiếng ở Nam Bộ trong thế kỷ XVIII. Là người học rộng, đạo cao đức trọng, có trí thông minh trác tuyệt, cụ không đi thi để ra làm quan mà ở ẩn, mở trường dạy học ở Hòa Hưng. Học trò của cụ có tới mấy trăm người, có những người nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, người đời gọi là “Gia Định tam gia thi”, Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm, Phạm Đăng Hưng…. Những nho sĩ tiết tháo thuộc thế hệ sau như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị… cũng chịu ảnh hưởng về đạo đức, học phong, sĩ khí của nhà giáo họ Võ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử giai thoại
Phát hành: 1999
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 942
Giới thiệu: VIỆT SỬ GIAI THOẠI là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chính sử xưa. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chính sử xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chính sử xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trích lục những gì mà chính sử xưa đã trích lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một số giai thoại trên cơ sở trích dịch một số sách như : Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập ...v.v.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử kỷ yếu
Phát hành: 2004
Tác giả: Trần Xuân Sinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 557
Giới thiệu: Cuốn sách "Việt Sử Kỷ Yếu" do tác giả Trần Xuân Sinh ghi chép lại lịch sử nước nhà về các thời đại từ Thời đại thượng cổ trước năm 208 tr. CN đến Thời đại Bắc thuộc (thời đại Trung cổ) từ năm 208 tr. CN đến năm 939. Thời đại tự chủ từ năm 939 đến năm 1527. Thời đại Nam Bắc phân tranh từ năm 1527 đến năm 1802. Thời đại cận kim từ năm 1802. Và từ năm 1945 là Thời đại hiện kim. (Phỏng theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Quang Trung
Phát hành: 1944
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 890
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đất nước Việt Nam qua các đời
Phát hành: NXB Văn hóa thông tin, 2005
Tác giả: Đào Duy Anh
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 275
Giới thiệu: Công trình này tập trung nghiên cứu địa lý hành chính để nhận định cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, từ thời Văn Lang, Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc, trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Với công tác nghiên cứu công phu, khối lượng sách tham khảo đồ sộ, Đào Duy Anh đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt gần hai thiên niên kỷ, khiến công trình trở thành một nghiên cứu đầy đủ nhất, hệ thống nhất về lãnh thổ Việt Nam trong thế kỷ XX.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lê Duy Kỳ (1766-1793) đáng thương hay đáng trách?
Phát hành: 2012
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Những đề cập về Lê Duy Kỳ trong sách vở đều cho rằng ông hèn yếu, kém khả năng tưởng như khi làm vua ông vẫn được hành động hoàn toàn tự do theo chủ kiến và ý thích riêng của mình. Thực tế cho thấy mỗi quyết định, mỗi biến chuyển đều có những nguyên nhân rất xa không dễ dàng phát hiện. Cuộc đời vua Chiêu Thống – cũng như chiếc ngai vàng của nhà Lê những năm sau cùng - chỉ là một chiếc lá giữa dòng, mặc cho nước cuốn tới đâu thì cuốn, không thể nào cưỡng lại được. Ðể nhận định về vua Chiêu Thống cho được công bằng, chúng ta cần nhìn lại con người trong thời buổi mà ông sống, không thể chỉ dựa vào yêu ghét qua “tin đồn”. Ông chỉ là một con chim trong lồng, một bóng mờ chính trị, một người bị rơi vào giữa một đám đông xô đẩy, mọi vấn đề đều do những sắp xếp ngoài tầm tay...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất