Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm:
clip lịch sử
Trận Gạc Ma 1988 (phim tài liệu từ phía Trung Quốc)
Phát hành: 2016
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 3 phút 30 giây
Nguồn: Lịch sử hiện đại: chiến tranh và cách mạng Youtube channel
Giới thiệu: Là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin,bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này. Sự kiện xảy ra khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.
XEM CLIP
sách tư liệu
Để đảo xa thành gần
Phát hành: 2013
Tác giả: Nhóm Trúc Nam Sơn
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 123
Giới thiệu: Dựa vào các dữ liệu trong cuốn “Hàng hải chỉ nam – Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do Cục Tình báo Địa Vệ tinh (2011) của quân đội Mỹ, và những bức ảnh chụp qua vệ tinh của Google, nhóm tác giả đã biên soạn nên một “bộ hồ sơ tổng hợp” về những đảo, đá, nhóm đảo, bãi ngầm, bãi cạn, cồn, rạn san hô… trên một diện tích bao trùm Biển Đông, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Quyển sách là kỉ niệm 25 năm ngày xảy ra cuộc Thảm sát Gạc Ma năm 1988.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
Phát hành: 1925
Tác giả: Cao Xuân Dục
Dịch giả: Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 224
Giới thiệu: Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu là một bộ sử trích các phần quan yếu của bộ Quốc Triều Chánh Biên hay Đại nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử Quán triều Nguyễn. Sử chép bằng chữ Hán theo lối biên niên từ đời Gia Long trở về sau. Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu trên được Bộ Học vâng chỉ dụ vua Khải Định vào năm thứ 9 (1924) thực hiện và dịch ra chữ quốc ngữ, để ấn hành ban cấp cho các trường học với nhan đề chữ quốc ngữ: "Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu".
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lĩnh Nam chích quái
Phát hành: 1960
Tác giả: Trần Thế Pháp
Dịch giả: Lê Hữu Mục
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 119
Giới thiệu: Trong Lĩnh Nam trích quái (bản cổ, gồm 22 truyện) có những truyện thần thoại thời thái cổ, có những truyện là sự tích thời Bắc thuộc, có những truyện là thần tích thời Lý-Trần. Lại có truyện hoặc gắn với nguồn gốc dân tộc Việt như Truyện họ Hồng Bàng, Truyện Ngư tinh, Truyện Hồ tinh, Truyện Mộc tinh... ; hoặc có liên quan với những phong tục tập quán lâu đời và di tích văn hóa cổ đại của dân tộc Việt; hoặc có liên quan với cả những nhân vật lịch sử do người đời sau chép thêm... Nhìn chung, toàn bộ tập truyện vẫn thấm nhuần một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của văn học dân gian. Có thể ít nhiều thấy được ở đó thái độ yêu ghét của nhân dân: yêu chính nghĩa, ghét phi nghĩa, yêu điều thiện, ghét điều ác, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp thủy chung giữa người và người
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
An Nam chí lược
Phát hành: 1961
Tác giả: Lê Tắc
Dịch giả: Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 170
Giới thiệu: An Nam chí lược là một bộ sách sử viết bằng văn xuôi chữ Hán do Lê Tắc biên soạn khi sống lưu vong tại Trung Quốc ở khoảng nửa đầu thế kỷ 14. Nội dung sách ghi chép hỗn hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, v.v... của An Nam (Việt Nam ngày nay) từ ban đầu đến cuối đời Trần. Nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển. Có lẽ đây là một công trình khảo cứu về Việt Nam lâu đời nhất còn lại, do một người Việt viết.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Brother Enemy (Huynh đệ tương tàn – bản dịch)
Phát hành: tháng Mười Một 1986
Tác giả: Nayan Chanda
Dịch giả: Hoàng Long Hải
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 232
Giới thiệu: Trong những năm Tây phương hầu như lãng quên Đông Dương thì Nayan Chanda, phái viên Đông Dương của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (FarEast Economic Review) tiếp tục cung cấp những tin tức có giá trị nhất, những cảm nhận chưa rõ lắm về một cuộc chiến sắp xảy ra và xung đột trong vùng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam, Lào và Kampuchia. Không có một nhà báo nào theo dõi những biến chuyển ở vùng này một cách sít sao đến thế. Với những kiến thức có sẵn, ông tiếp cận ở mức độ cao và sâu để tìm hiểu sự thực...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
TBVN #03: Phạm Ngũ Lão – Chiến thần của dân tộc Việt Nam
Phát hành: tháng Sáu 2019
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 3 phút 57 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Series "Việt Nam Trăm Bậc Vĩ Nhân" là tập hợp những bài ngắn nói về những vĩ nhân trong lịch sử đất Việt ta, dưới góc nhìn cá nhân của người viết, được thể hiện qua chất giọng kiêu hùng của đạo diễn lồng tiếng Đạt Phi. Với series này, chúng mình mong muốn truyền tải đến mọi người một mảnh ghép nhỏ, có thể có khiếm khuyết, có thể chưa đầy đủ, nhưng phần nào giúp người nghe cảm nhận được tầm vóc của những vĩ nhân trong lịch sử nước nhà. Series này cũng là nỗ lực của đội ngũ Việt Sử Kiêu Hùng cùng với Đạt Phi Media, giúp khán giả có thêm nội dung lịch sử mới để thưởng thức trong thời gian chờ đợi những sản phẩm lớn đòi hỏi sự đầu tư & tốn kém hơn nhiều.
XEM CLIP
clip lịch sử
Lý Thái Tổ – người sáng lập nhà Lý
Phát hành: tháng Bảy 2019
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 6 phút 22 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Vị Thái Tổ sáng lập triều Lý - Lý Công Uẩn có một tuổi thơ kỳ lạ, không rõ cha ông là ai. Công Uẩn lớn lên trong chùa Cổ Pháp, từ nhỏ đã thông minh tuấn tú khác thường. Sư Vạn Hạnh sớm đã nhận định: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.” Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn quả nhiên được trao ngôi vua. Ngay lập tức ông tính tới chuyện dời kinh đô từ Hoa Lư về đồng bằng sông Hồng. Từ đây, nhà Lý đã thiết lập được triều đại đầu tiên, đem về văn hiến cho Việt Nam và đưa Thăng Long trở thành thủ đô nghìn năm của đất nước.
XEM CLIP
clip lịch sử
TBVN #05: Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn | Phần 2
Phát hành: tháng Sáu 2019
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 6 phút 30 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Series "Việt Nam Trăm Bậc Vĩ Nhân" là tập hợp những bài ngắn nói về những vĩ nhân trong lịch sử đất Việt ta, dưới góc nhìn cá nhân của người viết, được thể hiện qua chất giọng kiêu hùng của đạo diễn lồng tiếng Đạt Phi.
XEM CLIP
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt