Năm 1940, phát-xít Nhật tấn công Đông Dương và nhanh chóng thay thế Pháp cai trị Đông Dương. Chính quyền Pháp chỉ còn là bù nhìn và tồn tại đến tháng 3 năm 1945 thì được Nhật thay thế bằng một chính quyền của người Việt Nam dưới tên gọi Đế Quốc Việt Nam, do Trần Trọng Kim làm thủ tướng và vua Bảo Đại là quốc trưởng.
Chỉ tồn tại vỏn vẹn 2 tháng từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945 khi bị Việt Minh làm cuộc đảo chính tại Hà Nội, chính phủ của thủ tướng Trần Trọng Kim ít được nhắc đến trong nước. Cũng là điều dễ hiểu bởi chính quyền này không có thực quyền, không có quân đội, lại do người Nhật hậu thuẫn, nên sau khi Nhật Bản thua quân Đồng Minh và phải đầu hàng vô điều kiện, nó đã tỏ ra bất lực khi chiến tranh và thiên tai đã gây ra nạn đói năm 45 hay còn gọi là nạn đói năm Ất Dậu khiến 2 triệu người bỏ mạng ở miền Bắc.
Di sản đáng kể của Đế quốc Việt Nam có lẽ là đã thống nhất được 3 miền Bắc Kỳ, Nam Kỳ, và Trung Kỳ – 3 lãnh thổ riêng biệt thời Pháp thuộc – dưới một quốc gia Việt Nam về danh nghĩa, cũng như sáng tạo ra lá quốc kỳ Quẻ ly mà sau này được các Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam kế thừa.