Trịnh-Nguyễn phân tranh 1627-1775

Ban đầu chỉ là cuộc chạy nạn vào đất Thuận Hóa – Quảng Nam của chúa Nguyễn Hoàng nhằm thoát khỏi sự nghi kị của ông anh rể Trịnh Kiểm, chắc ít ai lúc đó ngờ rằng đây sẽ không những là chương đầu tiên của một thời kỳ nội chiến mới trong lịch sử Việt Nam mà nó còn đánh dấu cuộc Nam tiến của người Việt.

Bản đồ Việt Nam năm 1650. Màu Cam là lãnh địa của Chúa Bầu, trong khi Cao Bằng vẫn thuộc về tàn dư họ Mạc. (nguồn: Wikipedia)

Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều “phù Lê diệt Mạc” để hiệu triệu lòng người và thề trung thành với vua Lê. Sau khi nhà Mạc bị tiêu diệt, trên danh nghĩa thì giang sơn đều thuộc về vua Lê, nhưng trên thực tế hai nhà Trịnh-Nguyễn đều nắm thực quyền và tạo thế lực cát cứ như 2 nước riêng biệt.

Cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn diễn ra vào thế kỷ 17 giữa nhà Trịnh cát cứ Đàng Ngoài (miền Bắc VN ngày nay) và nhà Nguyễn cát cứ Đàng Trong (miền Trung và một phần của miền Nam Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến này được coi là bất phân thắng bại, lâm vào thế bế tắc trong một thế kỷ không có giao tranh, cho đến khi tái diễn vào năm 1774 dẫn đến sự nổi lên của triều Tây Sơn.

Có 44 tác phẩm về giai đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh 1627-1775:
clip lịch sử
Việt Sử toàn thư – từ thượng cổ đến hiện đại (Audio)
Phát hành: 03/09/2021
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Tùng Nguyễn
Thời lượng: 28 phút 46 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Xin trân trọng giới thiệu bộ Việt Sử toàn thư của sử gia Phạm Văn Sơn bản audio do Việt Sử team thực hiện nhằm góp phần làm sống lại một trong các bộ sử hiếm hoi viết về toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời thái cổ đến thời Pháp thuộc. Tác phẩm có rất nhiều chi tiết giá trị để cho hậu thế tham khảo. Nó là một trong các bộ sách được tác giả viết dành riêng cho các bạn đọc không chuyên về sử, các em học sinh trong các trường phổ thông... trước năm 1975 tại miền Nam, là phiên bản rút gọn của bộ Việt Sử tân biên của cùng tác giả.
XEM CLIP
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 3/7
Phát hành: 1959
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 499
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 3: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam... bắt đầu từ đầu nhà Mạc đến thời đỉnh cao của triều Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 1/4
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 56
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Bộ sách đã được Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa nghiên cứu biên dịch và đã sắp xếp tại làm 4 tập. Tập 1: Tiền biên bao gồm từ cuốn đầu tiên cuốn 6.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Sử toàn thư
Phát hành: 1960
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 442
Giới thiệu: Việt Sử Toàn Thư trình bày những sự kiện lịch sử của Việt Nam, được chia làm ba phần chính từ thời Bắc thuộc, đến Việt Nam trên đường độc lập và thời kỳ Việt Nam mất độc lập vào tay Pháp. Theo lời tác giả, cuốn sách này là phiên bản rút gọn của bộ 7 cuốn Việt Sử tân biên của chính ông, đã giản lược để dễ tiếp thụ với các độc giả không chuyên về sử. Tác giả mong muốn bổ sung vào kho sử liệu của Việt Nam vốn được truyền lại từ thời xưa mang nặng tư tưởng phong kiến, đế quốc: "...ta phải có những cuốn sử mới viết theo quan niệm rộng rãi và tinh thần phóng khoáng của trào lưu dân chủ ngày nay cùng gồm thâu được nhiều điều mới lạ do sự khám phá hay sưu tầm của các học giả cận đại, hiện đại."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802
Phát hành: 2017
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 418
Giới thiệu: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18. Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Cần Thơ – từ sơ khai đến đầu Pháp thuộc
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 14
Giới thiệu: Ngược dòng lịch sử về thế kỷ 18, vùng Cần Thơ thuộc sự quản lý của họ Nguyễn ở Đàng Trong cùng lúc khi Mạc Cửu dâng vùng đất Hà Tiên cho các Chúa Nguyễn. Vùng Hà Tiên lúc ấy không chỉ có riêng Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang như bây giờ, mà còn bao gồm đảo Phú Quốc, vùng Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ hiện nay. Cần Thơ khi ấy vẫn chưa được tổ chức thành một đơn vị hành chính và chưa có tên chính thức...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Xứ Nhật Bản ở Nam Bộ xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 24
Giới thiệu: Chính với sự phong tỏa đất mẹ gắt gao, qua nhiều thế hệ, không như các cộng đồng lưu dân khác cùng đến đất này: Chine, Cochinchine, Champa… Có thể các cộng đồng lưu dân Nhật, do đứt hẳn mối dây liên hệ với nước mẹ, thiếu người Nhật mới đến và rất ít khả năng tự đổi mới, di sản văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống của họ đã biến mất; cuối cùng họ đã hòa tan vào các cộng đồng cư trú tại địa phương. Ngày nay, trong ký ức của một vị cao niên trên 60 tuổi đã từng lưu dấu chân xứ này, ông nói: xưa kia họ gọi chỗ đó là “Giồng Nhựt”….
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Vua Gia Long và người Pháp (audio, chương 1/23)
Phát hành: 06/2021
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Tùng Nguyễn
Thời lượng: 38 phút 9 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: "Chúng ta có chứng cớ để bác bỏ hoàn toàn luận điệu của các sử gia thực dân, không những họ đã cướp nước, mà còn cướp cả quá khứ, cả lịch sử của ta nữa. Công việc mênh mông, mà người biết tiếng Pháp ở trong nước ngày càng giảm, nếu không bắt đầu lúc này, thì ai làm hộ, mai sau?..." - Thụy Khuê
XEM CLIP
sách tư liệu
Gia Định thành thông chí (full)
Phát hành: 2004
Tác giả: Trịnh Hoài Đức
Dịch giả: Huỳnh Văn Tới, Lý Việt Dũng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 116
Giới thiệu: Quyển sách này ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất này từ năm 1698 cho đến những năm đầu thế kỷ 19. Gia Định hay Gia Định thành ban đầu vốn là tên gọi để dùng toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam. Cho nên bộ sách viết về cả miền Gia Định, hay Nam Bộ xưa. Nguyên bản (bản khắc gỗ) hiện nay không thấy. Sách gồm toàn bộ sáu quyển, đóng làm 3 tập khổ 17x30 cm, chữ hàng 8 (8 cột), mỗi hàng 21 chữ. Mỗi quyển viết về một phương diện khác nhau: Quyển 1 - Tinh dã chí, Quyển 2 - Sơn xuyên chí, Quyển 3 - Cương vực chí, Quyển 4 - Phong tục chí, Quyển 5- Vật sản chí, Quyển 6 - Thành trì chí.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất