Kinh đô thần kỳ: nguồn khởi phương Nam?
Tác giả: Hòa Thiện
Người gửi: Hòa Thiện
Phát hành: 08/2021
Số trang: 1
Giới thiệu: Triều Nguyễn có hai quốc hiệu là Việt Nam (1804) và Đại Nam (1838), phương nam được đề cao. Con rồng cửu đỉnh triều Nguyễn vờn mây, chân sau ứng vị Hoàng Thành. Hoàng Thành hướng về hàm rồng phương nam. Đó là nơi sinh khởi dòng dõi mặt trời?

KINH ĐÔ THẦN KỲ: NGUỒN KHỞI PHƯƠNG NAM? 

Dẫn luận: Triều Nguyễn có hai quốc hiệu là Việt Nam (1804) và Đại Nam (1838), phương nam được đề cao. Con rồng cửu đỉnh triều Nguyễn vờn mây, chân sau ứng vị Hoàng Thành. Hoàng Thành hướng về hàm rồng phương nam. Đó là nơi sinh khởi dòng dõi mặt trời?

1. NGAI VÀNG THÁI HÒA: TRIẾT ĐẠO TRIỀU NGUYỄN 

Nghệ nhân Vũ Kim Lộc tiếp tục nghiên cứu tái hiện những tri kiến triều Nguyễn: “Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại, vì vậy mà chiếc ngai của vương triều Nguyễn luôn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội đủ các yếu tố tốt lành dành cho hoàng đế và cả triều đình. Vì vậy mà xung quanh những bí ẩn ba chiếc ngai vàng của vương triều Nguyễn vẫn đang được thế hệ hậu sinh nghiên cứu, tiếp tục khám phá những…bí ẩn”.

Ngai vàng thiết triều ở điện Thái Hòa, hòa hợp với không gian xung quanh

Xin góp bàn vài nét, chiếc ngai ở điện Thái Hòa có những khác biệt, như là hai tay ngai không tạc rõ toàn thân đôi rồng. Thay vào đó là đôi rồng ở trên nền phía sau phối cùng . Đôi rồng  biểu tượng quẻ Khảm (0,1,0). Đôi rồng chầu vào giữa hàm ý hòa hợp, quẻ Ly đắc vạch liền quẻ Khảm. Con rồng mây chính giữa thành ghế thể hiện rõ là “phi long tại thiên”. Tổng thể bố cục là quẻ Địa Thiên – Thái với nội quái là Càn. Càn ứng với vầng mặt trời hoa cúc phía trên ngai vàng, được cách điệu phù hợp.

Ngai vàng trưng bày ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Nghệ nhân Vũ Kim Lộc chia sẻ “hoa cúc là biểu tượng của mặt trời, là sự viên mãn và trường tồn, nhưng đã bị chìm vào quá khứ”. Có những sự thể trước mắt cũng làm ta ngỡ ngàng mà khâm phục tiền nhân. Hoa cúc đặc biệt ở chỗ là tổ hợp các bông hoa lại với nhau. Thấy được mỗi cánh hoa đều có phần dưới cùng tròn tròn dính thành như hình trụ. Triết đạo hoa cúc mặt trời là sự hòa hợp từng cá thể nhỏ yếu trong chỉnh thể lớn mạnh. Vươn tới điều này vốn là tự nhiên?

Chiếc ngai ở Triệu Miếu, có ý kiến đó là ngai thờ

2. HUẾ – THỪA THIÊN HUỆ: CHÍNH VỊ NGƯNG MỆNH

Trong Hoàng thành Huế còn “Cửu Đỉnh” sắp thành hàng dài – “trường cửu” – tượng trưng cho sự vững bền. Hỏa Phong – Đỉnh, lửa cháy sáng thêm nhờ gió thổi. Đỉnh: “Quân tử dĩ chính vị ngưng mệnh”. Đỉnh gắn với “Hỏa” tức Ly (1,0,1) vị trí chính giữa, ấy còn là hình tượng mặt trời. Cao Đỉnh xếp chính giữa hơi nhô lên tượng của mặt trời. Mặt trời ứng Càn (1,1,1) là quẻ chủ tiên thiên bát quái. Trong dòng vua Nguyễn, Cao đỉnh gắn với thế tổ Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh khi mất lăng đặt ở phía nam Hoàng Thành tức nơi thượng nguồn sông Hương (Khảm), phía nam là phía quẻ Càn (chỉ trời). Sông Hương chảy về phương bắc, hậu thiên, quẻ Ly ứng với Hoàng Thành vua ngự.

Con rồng triều Nguyễn trên Cửu đỉnh – biểu tượng quyền lực bao khoát thiên hạ, cổ tầng văn hóa với Nguyễn là thời cuối.

Lẽ thường hỏa thăng thủy giáng mà thủy hỏa hòa hợp, quẻ Ly (1,0,1) có được chính dương quẻ Khảm (0,1,0) hóa Càn (1,1,1). Gia Long đã như con rồng hào 6 quẻ Càn, yên nhiên. Hào ngũ quẻ Càn ứng với vua đang trị vì trần thế, “phi long tại thiên”, kế tục Gia Long là Minh Mệnh người đúc Cửu Đỉnh. Hậu thiên, thủy (Khảm) phương nam, cũng là phương nguyên khởi. Họ Nguyễn: Ngu-Nguyễn lái Nguyên Ngũ nghĩa là nơi trung tâm xưa (“kinh đô thần kỳ”). Con rồng trên Cao Đỉnh, mặt trời trên Cao Đỉnh, rồng hướng mặt trời. Con rồng Nguyễn là rồng mây ẩn hiện, đầu rồng đồng dạng địa hình đông nam Hoàng thành, vị trí chữ “Long” ẩn dấu mặt trời tiên thiên.

Bình thủy đông nam đồng dạng địa hình nước Việt. Tây bắc tượng Cấn là hướng tiến của cổ nhân khi nước biển dâng cao.

Tiên thiên bát quái Càn – Đoài phương tượng thái dương (1,1). Quẻ Đoài (1,1,0) ở vào đông nam Hoàng Thành. Hoàng Thành hướng về đông nam, Đoài vốn là nơi chứa nước (Biển Đông). Đông nam hoàng thành thực địa hình chiếc bình, bình thủy cùng nghĩa “Hương Thủy”, nơi khởi và hồi của nước, an trị. Trạch Hỏa – Cách, lời tượng: “Quân tử dĩ trị lịch minh thời”. Nguyên nghĩa, tiên thiên quẻ Ly chính đông ở dưới quẻ Đoài. Nước biển tràn bờ, lịch đại, con cháu Đế Minh phải dời đổi (vị trí), ấy là phương-cách thích nghi sinh tồn. Hậu thiên bát quái, Ly hạ chính bắc, còn Càn phương nao?

Ly – bắc, Càn – tây, Khảm – nam, Khôn – đông, bốn quẻ ứng hợp bốn hướng chính trong hậu thiên bát quái?

3. KỲ LÂN HIỂN THÁNH: DĨ THỰC VI TIÊN 

Bình phong Long Mã” là đồ án được làm rất nhiều ở Huế, trong đó có ở lăng vua Tự Đức. Tự Đức là vị vua có tài văn học nhất nhà Nguyễn. Đối chứng, thấy rằng bình phong Khiêm Lăng mô tả địa hình khu vực, song Long Mã quay đầu ngược lại so với thông thường. Địa trục hướng về thiên quan mang ý nghĩa thuận đạo tuần hoàn. Tuần hoàn từ đông sang tây là có thực. 

Đồ án bình phong Long Mã ở Khiêm Lăng quay đầu về tây khác với thường thấy

Đồ án thông thường Long Mã quay đầu về phía đông bắc, phải chăng hàm ý nơi sinh thánh nhân Khổng Tử (Sơn Đông?). Nghe nói bậc thâm nho Khổng An Quốc (con cháu 12 đời của Khổng Tử) từng bàn về truyền tích Long Mã: Khi họ Phục Hy làm vua thiên hạ, có con Long Mã hiện ở sông Hà, họ ấy bèn nhìn cái vằn đồ trên lưng của nó để vạch ra tám quẻ (tiên thiên). Truyền tích này có lý chứng (nhưng “Hà” không chắc là “Hoàng Hà” thường hiểu).

Long Mã trên ngự bình triều Nguyên quay đầu đông bắc (ngựa bắc, rồng đông). Tân Vũ

Xét Huế được định danh “thừa thiên” (Huệ), nằm giữa thực địa 8 quẻ tiên thiên. Bốn quẻ thiên nhiên ở bốn góc: Tây bắc núi cao là Cấn (0,0,1), đông nam biển sâu là Đoài (1,1,0), đông bắc động đất là Chấn (1,0,0), tây nam gió nóng là Tốn (0,1,1). Cho nên vua Việt tuyên xưng “vương quốc trung tâm” nếu nói là “khái niệm trừu tượng không có sự tham khảo địa lý nào”, những ai do đâu mà dám “phạm thượng” vậy nhỉ?

Địa hình Văn Lang cổ xưa, kinh thành Huế ở vị trí chính giữa