Lê Ngọc Quốc

Lê Ngọc Quốc

Chưa có thông tin về người gửi bài...

Ngày tham gia: 08/08/2021
Lê Ngọc Quốc đã chia sẻ 5 tác phẩm với thư viện Việt Sử:
bài viết khoa học
Địa danh Gò Công – Trao Trảo
Phát hành: 09/2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 2
Giới thiệu: Tìm hiểu những địa danh mà tiền nhân để lại, chúng ta sẽ cảm nhận được được không gian, môi trường và quá trình khai phá, chiến đấu của cha ông trên bước đường Nam tiến ở mảnh đất phương Nam này và cách thức dân gian bảo lưu những “ký ức dân gian” thông qua những địa danh hết sức gần gũi, thân thương!
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Trấn Biên – Biên Hòa Đồng Nai xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 49
Giới thiệu: Trước thế kỷ XVI vùng đất này là rừng rậm, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Cao Miên sinh sống, chỉ có số ít là người Việt, mà theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết:“Khi ấy địa đầu Gia Định là Mỗi Xuy (hay Mô Xoài) và Đồng Nai (tức nay là Biên Hòa trấn) đã có lưu dân nước ta đến ở chung lộn với người Cao Miên. Người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình đem nhường hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không tranh trở chuyện gì”
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Thành cổ Biên Hòa
Phát hành: 2020
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 34
Giới thiệu: Thành cổ Biên Hòa là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay. Dấu tích còn sót lại của ngôi thành xưa là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m², bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Di tích Thành cổ Biên Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Ngục thất thành Biên Hòa xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 12
Giới thiệu: Thời kỳ này triều đình áp dụng Hoàng Việt Luật Lệ ban hành thời vua Gia Long. Nhà Vua dùng tư tưởng Nho giáo trong quản lý và xây dựng đất nước. Cai trị đất nước chủ yếu dựa vào Đức trị và Nhân trị (quan điểm trị nước của Nho giáo). Tuy nhiên, để bảo vệ vương quyền và xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế cao độ, buộc nhà Nguyễn phải sử dụng đến yếu tố pháp trị. Nho giáo đã cùng với pháp luật ổn định trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Xứ Nhật Bản ở Nam Bộ xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 24
Giới thiệu: Chính với sự phong tỏa đất mẹ gắt gao, qua nhiều thế hệ, không như các cộng đồng lưu dân khác cùng đến đất này: Chine, Cochinchine, Champa… Có thể các cộng đồng lưu dân Nhật, do đứt hẳn mối dây liên hệ với nước mẹ, thiếu người Nhật mới đến và rất ít khả năng tự đổi mới, di sản văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống của họ đã biến mất; cuối cùng họ đã hòa tan vào các cộng đồng cư trú tại địa phương. Ngày nay, trong ký ức của một vị cao niên trên 60 tuổi đã từng lưu dấu chân xứ này, ông nói: xưa kia họ gọi chỗ đó là “Giồng Nhựt”….
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Tất cả người gửi bài
Chia sẻ nhiều nhất
54 tác phẩm
38 tác phẩm
25 tác phẩm
17 tác phẩm
6 tác phẩm
5 tác phẩm