Công tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu là cụm từ dân gian ở miền Nam Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 để chỉ các công tử, con của những gia đình giàu có sống ở tỉnh Bạc Liêu, trong thời kỳ xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình. Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thành ngữ để chỉ những kẻ ăn chơi, tiêu tiền như nước

Các công tử Bạc Liêu:

  1. Trần Trinh Huy
    Nổi bật nhất trong số các công tử Bạc Liêu này là Trần Trinh Huy (1900-1974), còn có tên khác là Ba Huy, hay Hắc công tử, là một tay chơi nổi tiếng số 1 ở Sài Gòn và Nam Bộ những năm 1930, 1940. Trần Trinh Huy là con trai thứ hai của quan Hội đồng Trần Trinh Trạch, người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, được mệnh danh là “Vua lúa gạo Nam Kỳ”. Tại Nam Kỳ thập niên 1930, giới điền chủ lớn chiếm 1.035.000 ha ruộng đất thì riêng hội đồng Trạch đã chiếm 145.000 ha, trong khi toàn bộ 4 triệu nông dân tại Nam Kỳ chỉ có 500.000 ha ruộng đất. Ông Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông Trạch kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc đó có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường.
  2. Phan Kim Cân
    Ông vừa là anh em con cô con cậu, vừa là em rể của Hắc công tử Trần Trinh Huy. Phan Kim Cân là người duy nhất trong nhóm công tử Bạc Liêu tự nguyện rời bỏ cuộc sống giàu sang để dấn thân tham gia Việt Minh
  3. Phương Đình Trung
    Phương Đình Trung hay Công tử Phương, là anh cả trong số 7 anh em của gia đình Hắc Công tử Ba Huy và cũng là một tay ăn chơi có hạng.
  4. Trần Trinh Khương
    Trần Trinh Khương hay còn gọi là Cậu Tám bò, người con út của Trần Trinh Trạch và chính là em trai của “Hắc công tử” Trần Trinh Huy. Ông được du học tại Pháp, nhưng lại nổi tiếng về việc ăn chơi, tiêu xài tiền phung phí và chơi nổi.
  5. Huỳnh Văn Phước
    Huỳnh Văn Phước tên tiếng Hoa là Dù Hột, ông là con của ông chủ Chá, một đại địa chủ xứ Bạc Liêu, là một người Việt gốc Hoa. Theo nhà văn Phan Trung Nghĩa, đối tượng khai sinh ra thành ngữ Công tử Bạc Liêu chính là Huỳnh Văn Phước.

Các công tử tay chơi khác:

Công tử Mỹ Tho Lê Công Phước

Lê Công Phước (1901-1950) là một tay chơi nổi tiếng ở miền Nam những năm của thập niên 1920, 1930. Ông còn có biệt danh Bạch công tử. Lê Công Phước để lại nhiều giai thoại về ăn chơi hoang phí. Ông còn là người có rất nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương ở miền Nam khi đó và là một trong số những người chồng của Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há.

Công tử Vĩnh Long Châu Văn Sanh

Châu Văn Sanh hay còn gọi là công tử Lời là một Liệt sĩ. Ông không chỉ nổi danh tính cách “trọng nghĩa khinh tài” tiêu biểu của người Nam Bộ, mà còn là một nhà cách mạng chống chủ nghĩa thực dân Pháp đòi quyền độc lập dân tộc cho Việt Nam.

Công tử Cần Thơ Dương Văn Quảng

Công tử Cần Thơ Dương Văn Quảng là con của ông Dương Lập Cang. Ông Cang được cho là người khởi công xây dựng ngôi đình Bình Thủy và nhà cổ Bình Thủy nổi tiếng

Có 2 tác phẩm về nhân vật Công tử Bạc Liêu:
sách tư liệu
Các giai thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh
Phát hành: 2013
Tác giả: Hứa Hoành
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 196
Giới thiệu: "...Với thời gian và tuổi đời chồng chất, chúng tôi tích tụ được nhiều hiểu biết về lịch sử miền Nam, một lãnh vực từ trước tới nay bị lãng quên, nên cố thu thập ghi chép để dành. Mặc dầu quyển sách nói nhiều đến các biến cố lịch sử các nhơn vật lịch sử, nhưng đây vẫn không phải là một quyển sử mà chỉ có giá trị như “giai thoại”. Tôi có ý định viết các giai thoại về Nam Kỳ tương tự như cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc viết về “Giai Thoại Làng Nho” mà thôi, nhưng chú trọng đến địa lý, các di tích, văn hoá, lịch sử cùng cảnh đẹp thiên nhiên của miền Nam..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Công tử Bạc Liêu – sự thật và giai thoại
Tác giả: Nhiều tác giả
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 11
Giới thiệu: Công tử Bạc Liêu là cụm từ dân gian ở miền Nam Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 để chỉ các công tử, con của những gia đình giàu có sống ở tỉnh Bạc Liêu, trong thời kỳ xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Thời đó, do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình...
VÀO ĐỌC
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất