Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng (ý là hai bà mang họ Trưng; 13 tháng 9 năm 14 – 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai Bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).

Tạo hình Trưng Trắc của nhóm Đại Việt Kỳ Nhân

Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo chính sử Trung Quốc thì hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo người Việt tục truyền thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tự sát. Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Có 31 tác phẩm về nhân vật Hai Bà Trưng:
sách tư liệu
Đại Việt sử ký toàn thư
Phát hành: 1479
Tác giả: Ngô Sĩ Liên
Dịch giả: Viện khoa học xã hội Việt Nam
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 1501
Giới thiệu: Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Được viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Nam sử lược
Phát hành: 1921
Tác giả: Trần Trọng Kim
Người gửi: Sử Sinh
Số trang: 720
Giới thiệu: Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Tóm tắt 1000 năm Bắc thuộc
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 12 phút 37 giây
Nguồn: Tóm tắt Youtube channel
Giới thiệu: ''Bắc thuộc'' chỉ thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc. Thông thường, các sách sử hiện đại Việt Nam hay dùng từ Bắc thuộc để chỉ giai đoạn hơn một nghìn năm từ khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương (179 TCN) cho đến khi Khúc Thừa Dụ giành lại quyền tự chủ từ tay nhà Đường (905); nghĩa là gộp ba lần Bắc thuộc. Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như: Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu) Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
XEM CLIP
clip lịch sử
Tóm tắt: lịch sử lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ
Phát hành: tháng Sáu, 2020
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 21 phút 24 giây
Nguồn: Dã sử truyện Youtube Channel
Giới thiệu: 00:00 - 01:39 Giới thiệu lịch sử lãnh thổ Việt Nam. 01:40 - 10:39 thế kỷ đấu tranh, khẳng định nền độc lập tự chủ. 10:40 - 19:00 Tám thế kỷ mở mang bờ cõi của các vua Lý, Trần, Lê và chúa Nguyễn. 19:01 - 21:24 Lãnh thổ Việt Nam từ thế kỷ 19 đến nay.
XEM CLIP
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất