Lê Chiêu Thống

Lê Chiêu Thống (chữ Hán: 黎昭統 1765 – 1793), tên thật là Lê Duy Khiêm (黎維Nom Character ⿰礻兼.svg), khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ (黎維祁), là vị hoàng đế thứ 16 và là hoàng đế cuối cùng của Hoàng triều Lê nước Đại Việt, giữ ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng 1 năm 1789.

Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng.

Tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), Quang Trung kéo quân ra Bắc Hà, chỉ một trận quét sạch 29 vạn quân Thanh, Chiêu Thống lại phải theo bại quân nhà Thanh chạy sang Trung Quốc. Chiêu Thống lại tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, phần vua Thanh đã già ngán ngẩm việc chinh chiến, chỉ hứa hão với Chiêu Thống mà không cho quân. Thân vương nhà Thanh là Phúc Khang An hứa giúp quân cho Chiêu Thống, nhưng lại tâu với vua Thanh Càn Long rằng Chiêu Thống không còn muốn trở về. Tháng Tư năm đó, theo lời tâu của Hòa Thân và Phúc Khang An, Càn Long phong Nguyễn Huệ là An Nam quốc vương và nhận tiếp sứ của nhà Tây Sơn.

Tháng 5 năm Nhâm Tý, tức năm Càn Long thứ 57 (1792), con trai chết, Chiêu Thống thất vọng và chán nản, lâm bệnh rồi qua đời ngày 16 tháng 10 (âm lịch) năm 1793 tại Yên Kinh. Nhà Thanh chôn ông theo nghi thức tước công.

Năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời kỳ nhà Nguyễn, đã cho sứ giả sang thông hiếu và quy phục nhà Thanh. Nhân đó các bầy tôi nhà Hậu Lê dâng biểu xin trở về nước nhà. Năm 1804, vua Gia Khánh nhà Thanh cho phép đưa linh cữu vua Lê, Thái hậu và con trai Chiêu Thống về nước. Tháng 11 cùng năm, táng nhà vua ở lăng Bàn Thạch nay là xã Xuân Quang huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa

Có 2 tác phẩm về nhân vật Lê Chiêu Thống:
sách tư liệu
Lê Duy Kỳ (1766-1793) đáng thương hay đáng trách?
Phát hành: 2012
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Những đề cập về Lê Duy Kỳ trong sách vở đều cho rằng ông hèn yếu, kém khả năng tưởng như khi làm vua ông vẫn được hành động hoàn toàn tự do theo chủ kiến và ý thích riêng của mình. Thực tế cho thấy mỗi quyết định, mỗi biến chuyển đều có những nguyên nhân rất xa không dễ dàng phát hiện. Cuộc đời vua Chiêu Thống – cũng như chiếc ngai vàng của nhà Lê những năm sau cùng - chỉ là một chiếc lá giữa dòng, mặc cho nước cuốn tới đâu thì cuốn, không thể nào cưỡng lại được. Ðể nhận định về vua Chiêu Thống cho được công bằng, chúng ta cần nhìn lại con người trong thời buổi mà ông sống, không thể chỉ dựa vào yêu ghét qua “tin đồn”. Ông chỉ là một con chim trong lồng, một bóng mờ chính trị, một người bị rơi vào giữa một đám đông xô đẩy, mọi vấn đề đều do những sắp xếp ngoài tầm tay...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Nguyên nhân Thanh triều động binh
Phát hành: 12/2004
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 57
Giới thiệu: Người viết bài khi còn nhỏ cũng đã mê say cuốn thiểu thuyết chương hồi - hay lịch sử tiểu thuyết, lịch sử ký sự.. tùy theo từng tác giả - Hoàng Lê Nhất Thống Chí này và cũng bị ảnh hưởng hưởng khá nặng nề. Thế nhưng đến một lúc nhìn ra đây chỉ là một cuốn sách viết để mua vui, người nghiên cứu phải có can đảm gạt bỏ những chi tiết được miêu tả một cách chủ quan thiếu căn cứ, đối chiếu với những tài liệu khác có cơ sở, để giai đoạn lịch sử này được nhìn lại cho ăn khớp với các quốc gia khác - mà cũng nhất quán với chính sử Việt Nam trước và sau thời kỳ Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất