Lương Văn Can (chữ Hán: 梁文玕; 1854 – 1927), hay Lương Ngọc Can, tự Hiếu Liêm và Ôn Như (溫如), hiệu Sơn Lão (山老); là một nhà cách mạng Việt Nam, và là một trong số người sáng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907.
Năm Giáp Tuất, (1874), triều đình Huế lại tổ chức thi Hương tại đây, và ông đã đỗ Cử nhân khoa này (nên khi tuổi cao, ông thường được gọi là cụ Cử Can).
Sau chính phủ Pháp cử ông vào Hội đồng thành phố Hà Nội, nhưng ông cũng không nhận. Bởi ông thấy lúc bấy giờ “việc nước ngày càng nát, dẫu có ra làm nghị viên cũng chẳng thể bàn được gì ích lợi cho quốc dân, nên xin ở nhà dạy con học”.
Tháng 3 năm 1907, ông liên kết với một số người cùng chí hướng (như Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành, v.v…) lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại số 4 (nơi ông ở) và số 10 ở phố Hàng Đào. Mục đích của nhà trường là:
Vì đây là một phong trào “có ý nghĩa cách mạng”, và đã lan đi rất nhanh khiến thực dân Pháp rất lo sợ. Vì vậy, ngay tháng 12 năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục do ông làm Hiệu trưởng bị giải tán…