Lý Nam Đế - Lý Bí

Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503 – 548), húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn (李賁), là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. Ông là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nhiều sách sử cho biết tổ tiên của Lý Nam Đế là người tỉnh Sơn Tây vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Giao Châu để lánh nạn loạn Vương Mãng. Qua chín đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn năm thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là “Giao Châu thổ nhân”.

Tạo hình Lý Bí của nhóm Đại Việt Kỳ Nhân

Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17 tháng 10 năm 503). Từ nhỏ, Lý Bí đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Một hôm, có một vị Pháp tổ thiền sư đi ngang qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa nuôi dạy. Sau hơn 10 năm rèn sách chuyên cần, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương.

Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, Thứ sử La châu là Ninh Cự, Thứ sử An châu là Úy Trí, Thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán cùng hợp binh đánh Lý Bí. Nhưng Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao Châu. Cuối năm 542, được tin quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Quân Lượng bị đánh bại, mười phần chết đến sáu, bảy phần. Từ đó Lý Bí kiểm soát toàn bộ Giao Châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam cộng thêm quận Hợp Phố (khu vực huyện Hợp Phố thành phố Bắc Hải tỉnh Quảng Tây và bán đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay).

Năm 544, tháng giêng, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Ông đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

Năm 545, tháng 5, nhà Lương cho Dương Phiêu, Trần Bá Tiên đem quân xâm lấn, lại sai Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột hội với Phiêu ở Giang Tây. Lý Nam Đế đem ba vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch. Ông chạy về thành Gia Ninh. Tháng Giêng năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Sau, Lý Nam Đế phải lui giữ ở trong động Khuất Lão, ông ủy cho Tả tướng Triệu Quang Phục giữ việc nước. Năm 548, Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được năm năm (543–548), thọ 46 tuổi. Theo sách Việt Nam văn minh sử cương của Lê Văn Siêu dẫn một số nguồn tài liệu cổ, Lý Nam Đế ở lâu ngày trong động, vì nhiễm lam chướng nên bị mù hai mắt. Vì vậy đời sau đến ngày giỗ thường phải xướng tên các đồ lễ để vua nghe thấy.

Có 2 tác phẩm về nhân vật Lý Nam Đế - Lý Bí:
sách tư liệu
Việt Nam kho tàng dã sử
Phát hành: 2004
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 687
Giới thiệu: "...Tất cả đều là dã sử cả đấy, vì trong số đó, có thể sẽ có nhiều chuyện có thể là sử liệu chính thức, sẽ được công nhận vào một thời gian thích hợp nào đấy. Gọi đây là một kho tàng, quả là chính xác. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều người chung sức để làm được bộ kho tàng vĩ đại này. Những cuốn xã chí, hương biên hay tỉnh chí, những sách giai thoại, dật sự, v.v... đang được lần lượt ra đời đều thuộc kho tàng này cả. Có một bộ kho tàng như vậy, mới biết được thực sự đất nước mình đã vận hành, đã phát triển đa phương, đa hình, đa diện ra sao. Có nhiều tập như thế, mới làm được một bộ toàn thư xứng đáng với tên gọi ấy. Còn bây giờ, cuốn sách này của chúng tôi chỉ có mục đích là gợi ý, là một kinh nghiệm thử thách mà thôi"...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Danh nhân đất Việt
Phát hành: 2010
Tác giả: Nhiều tác giả
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 123
Giới thiệu: Cuốn sách giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân nổi bật trong lịch sử nước Việt như: Trần Quang Phải, Phan Phu Tiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Ỷ Lan hoàng thái hậu, Hải thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Hà Tông Mục, Triệu Quang Phục, Lý Tử Tấn, Mai Hắc Đế, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Phùng Hưng, Lý Thái Tổ, Lê Quý Đôn, họ Khúc, Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng, Hưng Đạo Vương, Trần Nhân Tông, Lê Văn Hưu, Hoàng Diệu.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất