Thoại Ngọc Hầu

Thoại Ngọc Hầu (chữ Hán: 瑞玉侯, 1761-1829), tên thật là Nguyễn Văn Thoại (chữ Hán: 阮文瑞); là một danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tượng đài Thoại Ngọc Hầu cao hơn 10m tại Hồ Ông Thoại (Thoại Sơn, An Giang, Việt Nam) – chụp bởi Bùi Thụy Đào Nguyên

các tham luận đều khẳng định Thoại Ngọc Hầu có công lao to lớn đối với vùng đất Nam Bộ. Ông là người có tâm và có tầm với cái nhìn chiến lược, có ý chí kiên định và là người tài đức vẹn toàn. Ngoài vai trò là một danh tướng, nhà doanh điền, nhà quản lý hành chánh, nhà văn hóa và ngoại giao giỏi; ông còn là một người con luôn nặng tình với nhân dân, với quê hương, với vợ con và bằng hữu (như việc không muốn đối đầu với Trần Quang Diệu trong trận chiến Phú Xuân năm 1801)

Thoại Ngọc Hầu và Châu Thị Tế được nhiều người dân ở An Giang cảm mến, nhớ ơn. Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng Vĩnh Tế đời biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại…

Có 2 tác phẩm về nhân vật Thoại Ngọc Hầu:
góc nhìn
Kênh Vĩnh Tế – Thủy Đạo Trọng Yếu Miền Biên Viễn
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 2
Giới thiệu: Vào Thế kỷ 19, sau công trình kênh Thoại Hà, quân đội và nhân dân Việt Nam - Chân Lạp ở khu Tây Nam dưới sự chỉ huy trực tiếp từ Nguyễn Văn Thoại và một số quan tướng đã bắt tay vào đào công trình thế kỉ "kênh Vĩnh Tế”. Năm 1824, kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6 thước(3m). Ước tính, trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 80.000 dân binh. Kênh đào xong đã tưới tiêu cho hàng vạn mẫu ruộng miền Hậu Giang và việc đi lại bằng đường thủy vô cùng thuận lợi.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Thoại Ngọc Hầu: Án Oan của một công thần
Phát hành: 2017
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 2
Giới thiệu: Thoại Ngọc Hầu, một công thần suốt đời tận tuỵ hy sinh vì cơ đồ của nhà Nguyễn. Sinh thời ông rất được các vua Gia Long, Minh Mệnh trọng dụng nhưng khi mất đi chưa được bao lâu thì cũng chính Minh Mệnh đã hài tội ông, còn các sử quan nhà Nguyễn thì trong Đại Nam Chính Biên liệt truyện, theo lối viết Xuân Thu đã xếp ông vào nhóm công thần trọng tội: Lê văn Quân, Nguyễn văn Thoại, Lưu Phước Tường, Đặng Trần Thường, Đỗ Thanh Nhân.( ĐNLT, T2, tr 511, nxb Thuận Hoá 2006)...
VÀO ĐỌC
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất