Sơ Lược Về Vương Quốc Phù Nam
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Phát hành: 07/2021
Số trang: 3
Giới thiệu: Trước khi trở thành một vùng đầm lầy rộng lớn. rừng thiêng nước độc và sau đó là những bước chân đầu tiên của người Việt để tạo nên cuộc khẩn hoang huyền thoại trong 3 Thế kỷ. Thì trong những thế kỷ đầu SCN, thì trên dãy đất Nam bộ này có 1 Vương quốc được coi là vương quốc cổ đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á – Vương quốc Phù Nam. Tồn tại trong 7 TK, ảnh hưởng bởi Đạo Phật và Bà-la-môn, Phù Nam đã có thời kỳ hình thành và phát triển rực rỡ. Tất cả đền đài thành quách được tìm thấy đều đã bị chon vùi hàng nghìn năm. Di chỉ được tìm thấy ở Óc Eo qua cuộc khai quật của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret tại gò Óc Eo ( Thoại Sơn – An Giang )...

Sơ Lược Về Vương Quốc Phù Nam

Trước khi trở thành một vùng đầm lầy rộng lớn, rừng thiêng nước độc và sau đó là những bước chân đầu tiên của người Việt để tạo nên cuộc khẩn hoang huyền thoại trong 3 Thế kỷ. Thì trong những thế kỷ đầu SCN, thì trên dãy đất Nam bộ này có 1 Vương quốc được coi là vương quốc cổ đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á – Vương quốc Phù Nam (VQPN). Tồn tại trong 7 TK, ảnh hưởng bởi Đạo Phật và Bà-la-môn, Phù Nam đã có thời kỳ hình thành và phát triển rực rỡ. Tất cả đền đài thành quách được tìm thấy đều đã bị chon vùi hàng nghìn năm. Di chỉ được tìm thấy ở Óc Eo qua cuộc khai quật của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret tại gò Óc Eo ( Thoại Sơn – An Giang ).

Dựa theo những gì được ghi lại, cơ cấu bộ máy chính quyền Phù Nam đứng đầu là Vua, kế đến là các Hoàng thân, các Lãnh chúa và các Tăng lữ. Đời sống Kinh tế – Văn hóa của họ rất đa dạng, có các thầy tu dạy chữ Phạn, có người làm nghệ thuật, các ngành luyện kim – dệt – đánh bắt hải sản rất phát triển. Sống trong địa hình trũng thấp, người Phù Nam không đắp đê trị thủy mà đào các con kênh chảy khắp vùng hạ lưu sông Mekong như Lung Giếng đá tại Di tích Nền Chùa thuộc tỉnh Kiên Giang. Quân đội có tổ chức chặt chẽ, thường mở rộng lãnh thổ sang các nước khác.

Trong quá trình phát triển, VQPN chú trọng hình thành các thương cảng quốc tế giao thương với xứ khác. Sự vận hành của con đường tơ lụa trên cạn và con đường hương liệu trên biển và khi Đế chế La Mã mở rộng giao thương với người Ấn qua biển Ả Rập thì con đường giao thương Ấn Độ – Trung Hoa được nối dài từ Đông sang Tây đến các thương cảng thuộc Vịnh Ba Tư hay bờ biển Đỏ. Được nhắc đến nhiều nhất là Thương cảng Óc Eo, đây là đô thị lớn của Đông Nam Á thời đó đồng thời là thương cảng quốc tế. Thời đó, bờ biển của Đồng bằng Sông Cửu Long bây giờ chỉ đến vùng An Giang, vùng Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang hay Cần Thơ bây giờ vẫn còn là biển hoặc chỉ là đảo. Tàu thuyền thường đi vào từ vùng Rạch Giá đến Óc Eo để trao đổi hàng hóa hoặc nghỉ ngơi sau đó theo hướng cửa biển Cần Giờ để đi ra biển Đông. Đây là 1 hệ thống những điểm quần và đô thị. Do vậy, về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi do nằm trên trục đường thương mại trên biển giữa bán đảo Mã Lai, Ấn Độ và trên kia là Trung Quốc. Thương nghiệp nội địa và quốc tế được thúc đẩy do dư giả về nông phẩm và sản phẩm thủ công nghiệp. Các loại tiền xu, đồ gốm,tượng Phật,…của Ấn Độ, Bắc Ngụy, Hậu Hán, La Mã được tìm thấy đã minh chứng điều đó.

Với một Óc Eo sầm uất, cùng với một xã hội đa dạng các ngành kinh tế, quân đội được tổ chức chặt chẽ. Điều gì đã làm tan rã, suy tàn một vương quốc được coi là một đế quốc trong khu vực Đông Nam Á ? Có thể kể đến một số nguyên nhân sau :

A. Do thời tiết, tự nhiên và sự lạc hậu

Vào thời kỳ của VQPN, vùng đất Ba Thê là một eo biển với địa hình tránh bão, là nơi neo đậu của tàu thuyền các nước. Do hàng nghìn năm trước, phần lớn ĐB SCL chìm trong nước biển, nhiều cánh đồng thở thành biển nông ven bờ. Giữa TK VI, nền Văn minh Phù Nam chỉ được phát triển ở một số đô thị lớn, còn vùng nông thôn rộng lớn thì không ai quan tâm, những vụ lũ lụt trên sông Mekong đã làm thiệt hại khủng khiếp nền kinh tế nông nghiệp, biến vùng đất phì nhiêu thành đầm lầy hoang hóa, cư dân phải di chuyển lên các vùng cao hơn

B. Do mâu thuẫn nội bộ và sự nổi lên của các thế lực xung quanh

Rudravarman là vị vua cuối cùng trong 13 đời vua của Phù Nam. Ông đã giết hại người thừa kế hợp pháp cũng là người anh cùng cha khác mẹ là Gunavarman để giành láy ngai vàng năm 514. Vua Chân Lạp khi ấy là Bhavavarman đem quân đi đánh chiếm Phù Nam với lý do không rõ là ngăn Rudravarman lên ngôi, giành ngôi vị cho kẻ khác hay tự mình lên làm vua. Rudravarman đã bỏ Kinh thành Đặc Mục (Vyadhapura) chạy về thành Na Phất Na (Vùng Angkor Borei). Đến năm 627, Phù Nam hoàn toàn bị Chân Lạp thôn tính. Người Chân Lạp đã tàn phá hải cảng Óc Eo, biến nơi đây thành một nơi hoang tàn. Cái tên Thủy Chân Lạp xuất phát từ đây.

Có vài thông tin cho rằng sau khi thôn tính Phù Nam, thì nơi đây vẫn còn 1 tiểu quốc là Anidintapura thuộc dòng dõi vua Phù Nam trị vì là Baladiya. Khi Phù Nam tan rã cũng là sự nổi lên của các nước trong khu vực như Sailendra đã chiếm vùng Thủy Chân Lạp và biến Lục Chân Lạp thành thuộc địa đến khi quốc gia này suy yếu vào Thế kỷ IX.

Nguyên nhân cuối cùng chính là việc quản lý lỏng lẻo. Các nước đế quốc thường có đặc điểm là hay dùng chiến tranh để mở rộng lãnh thổ sang các khu vực xung quanh, biến những nơi đó thành thuộc địa nhưng việc quản lý được hay không vẫn còn nan giải, Phù Nam cũng không tránh khỏi điều đó. Việc không thể quản lý nổi các vùng đất đã chiếm tạo điều kiện cho các tiểu quốc vươn lên, góp phần vào sự sụp đổ của Phù Nam sau này.

Khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy lịch sử, là điểm trung chuyển của thương nghiệp thế giới. Tồn tại qua 7 thế kỷ với 13 đời vua, có thể sánh ngang với bất cứ triều đại nào tại Đông Nam Á. Với những thành tựu đó, Phù Nam xứng đáng là “trung tâm liên kết thế giới” và có một vị trí quan trọng trong trong lịch sử thế giới.

Trần Thắng

(Bài viết trên group facebook Việt Sử 25/07/2021)