Lịch sử hình thành các tỉnh miền Nam Bộ

Nam Bộ vốn trước kia là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp.

Năm 1623 chúa Nguyễn chính thức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý, chúa Nguyễn lập ở Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế. Vua Chân Lạp đã chấp thuận đề nghị này . Vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.

Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ.

Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An Giang), Định Tường và Hà Tiên.

Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ.

Tháng 12 năm 1845 ba nước An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Miên (Campuchia) đã ký một Hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam. Năm sau, triều Nguyễn và Xiêm lại ký một Hiệp ước có nhắc lại điều đó. Đây là Hiệp ước mà sau này Cao Miên cũng tham gia. Như vậy muộn nhất là đến năm 1845 các nước láng giềng với Việt Nam, trong đó có cả Camphuchia đã ký các văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam.

Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt Nam.

Năm 1862, ngày 13 tháng 4, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp.

Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống đốc người Pháp.

Hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình Thuận vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ số tiền bồi thường chiến phí còn lại mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung Kỳ.

Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Năm 1933, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.

Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ.

Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập.

Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo hậu thuẫn của Pháp. Ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam.

Có 5 tác phẩm về sự kiện Lịch sử hình thành các tỉnh miền Nam Bộ:
bài viết khoa học
Địa danh Gò Công – Trao Trảo
Phát hành: 09/2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 2
Giới thiệu: Tìm hiểu những địa danh mà tiền nhân để lại, chúng ta sẽ cảm nhận được được không gian, môi trường và quá trình khai phá, chiến đấu của cha ông trên bước đường Nam tiến ở mảnh đất phương Nam này và cách thức dân gian bảo lưu những “ký ức dân gian” thông qua những địa danh hết sức gần gũi, thân thương!
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Trấn Biên – Biên Hòa Đồng Nai xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 49
Giới thiệu: Trước thế kỷ XVI vùng đất này là rừng rậm, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Cao Miên sinh sống, chỉ có số ít là người Việt, mà theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết:“Khi ấy địa đầu Gia Định là Mỗi Xuy (hay Mô Xoài) và Đồng Nai (tức nay là Biên Hòa trấn) đã có lưu dân nước ta đến ở chung lộn với người Cao Miên. Người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình đem nhường hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không tranh trở chuyện gì”
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Kênh Vĩnh Tế – Thủy Đạo Trọng Yếu Miền Biên Viễn
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 2
Giới thiệu: Vào Thế kỷ 19, sau công trình kênh Thoại Hà, quân đội và nhân dân Việt Nam - Chân Lạp ở khu Tây Nam dưới sự chỉ huy trực tiếp từ Nguyễn Văn Thoại và một số quan tướng đã bắt tay vào đào công trình thế kỉ "kênh Vĩnh Tế”. Năm 1824, kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6 thước(3m). Ước tính, trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 80.000 dân binh. Kênh đào xong đã tưới tiêu cho hàng vạn mẫu ruộng miền Hậu Giang và việc đi lại bằng đường thủy vô cùng thuận lợi.
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
Thành cổ Biên Hòa
Phát hành: 2020
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 34
Giới thiệu: Thành cổ Biên Hòa là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay. Dấu tích còn sót lại của ngôi thành xưa là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m², bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Di tích Thành cổ Biên Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Cần Thơ – từ sơ khai đến đầu Pháp thuộc
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 14
Giới thiệu: Ngược dòng lịch sử về thế kỷ 18, vùng Cần Thơ thuộc sự quản lý của họ Nguyễn ở Đàng Trong cùng lúc khi Mạc Cửu dâng vùng đất Hà Tiên cho các Chúa Nguyễn. Vùng Hà Tiên lúc ấy không chỉ có riêng Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang như bây giờ, mà còn bao gồm đảo Phú Quốc, vùng Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ hiện nay. Cần Thơ khi ấy vẫn chưa được tổ chức thành một đơn vị hành chính và chưa có tên chính thức...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ