TÂM THỨC HƯỚNG THƯỢNG – NÚI CỦA TỔ TIÊN
Dẫn luận – Tây bắc Việt Nam nhiều cộng đồng dân tộc cùng nhau sinh sống, mỗi dân tộc có những điểm đặc sắc đồng thời vẫn có sự liên hệ. Thí dụ chiếc mũ lớn hình cóc nhọn người Dao có nét giống với khăn đội mỏ quạ của người Thái? Nhà sàn người Thái tương đồng nhà sàn trống đồng người Kinh?… Và hơn nữa các dân tộc đều có phần lịch sử di cư, từ đông bắc về tây nam. Các hiện vật văn hóa lâu đời của các dân tộc này lại chứng tỏ tính bản địa miền núi phía tây. Vậy phải chăng đã có một thuở tổ tiên của họ đã định cư nơi đây. Hay họ có cùng chung một tổ tiên xa xưa? Suy ngẫm và kết luận cuối cùng là của bạn.
1. NGƯỜI MÁN SA PA: HẬU DUỆ VĂN MINH?
Có rừng già không lo lũ, không lo hạn. Trong chúng ta ai đã phải gào thét cứu lấy rừng. Save Tam Đảo: Rừng tự nhiên vốn là nơi giữ nước, thì nay rừng là phễu gom nước đổ về bản làng #reforestnow. Bản làng dưới chân Phan Xi Păng từ bao đời đã bao giờ đối mặt dòng lũ lớn đến vậy? Người dân vùng cao từ ngàn xưa luôn gắn bó và bảo vệ rừng, nay vì đâu không còn rừng nữa?
Sa Pa doanh thu du lịch hàng chục ngàn tỷ mỗi năm, bao nhiêu phần trăm số đó được dành để bảo vệ rừng cũng là bảo vệ du lịch bền vững? Cũng đừng ai nghĩ chỉ là chuyện của du lịch vùng cao. Mưa lớn bao lâu thì Hà Nội ngập úng diện rộng? Mưa lớn diện rộng thì Hà Nội ngập úng bao lâu?… Các hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn thế giới ngày càng rõ, cả về tần suất và quy mô.
Người Dao (Mán) ở Sa Pa có chiếc mũ thật ấn tượng. Hình dáng chiếc mũ tương đồng địa hình khu vực Hoàng Liên, tương đồng địa hình toàn cõi Á Châu. Họ cũng thờ Bàn Cổ Đại Vương khai thiên lập địa, họ có sách “Quá Sơn Bảng Văn” kể chuyện vượt biển tránh hạn, nền văn hóa của họ vừa quen thuộc vừa bí ẩn. Sa Pa có di tích đá tác cổ cũng mang thuộc tính địa hình, phải chăng của tổ tiên người Dao?
2. KIẾN GIẢI TRỐNG ĐỒNG: CHIẾC NINH ĐỒNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở SƠN LA
Ở Sơn La có 5 nhóm người Thái/ 6 nhóm ở Việt Nam. Các nhóm người Thái có chung tiếng nói, chữ viết và sách sử. Theo sách sử thì tổ tiên của họ đã ở khu vực Đà-Thao từ cổ xưa, khi mà nước ngập mênh mông, chỉ nổi lên ba ngọn gọi là Pha Vĩ. Nghìn năm qua ở nơi đây người Thái không để lại công trình xây dựng nào bền vững, họ cũng không theo tôn giáo nào. Người Thái quan niệm có ba cõi là Cõi Trên, cõi Giữa và Cõi Dưới. Hoạt động căn bản của tang lễ người Thái là đưa tiễn đưa linh hồn người chết xuôi dòng sông Đà để lên trời. Và rồi linh hồn tổ tiên kết nối với họ chính qua chiếc ninh đồng (có thể viết đúng phải là “linh” đồng).
Trên các chiếc ninh để ý có thể thấy một chấm tròn ở vị trí thắt lại giữa. Và hình ảnh nữa là con thằn lằn, mẫu vật dẫn kèm, hướng về chấm tròn. Soi chiếu mặt đất thấy được vị trí con thằn lằn tương ứng… phía tây núi Chúa ở Đà Nẵng, bởi chiếc ninh mang thuộc tính bản đồ, mô tả địa hình phía tây biển Đông. Ở Tây Nguyên, các chiếc nồi đồng cũng xuất hiện hình ảnh con thằn lằn ở vị trí quai nồi. Nồi đồng Tây Nguyên cũng mang thuộc tính bản đồ và vị trí quai nồi cũng nằm ngang núi Chúa Đà Nẵng. Nhìn rộng ra ta thấy hình ảnh con thằn lằn này tương ứng dải bờ biển Việt Nam. Hiện vật hình thằn lằn cũng phổ biến trên khắp các hải đảo đông nam Á.
Có thể lý giải cổ xưa khi nước dâng cao, hồng thủy, con người phải tiến về phía bắc. Sau khi nước hạ xuống và phù sa bồi đắp, con người trở lại các vùng đất tổ tiên họ đã rời đi. Hình ảnh thằn lằn trên ninh đồng cũng tương ứng đoạn sông Đà uốn khúc hướng về chấm tròn Tản Viên. Tản Viên là một đồ án chim lửa kỳ vĩ tuyệt đẹp. Khảm (0, 1, 0) + Ly (1, 0, 1) = Càn (1, 1, 1). Thằn lằn 蜥 (có âm chiết/ tích cận “chết”/ “tịch”), bộ mộc chính giữa viết kiểu triện văn giống hình con thằn lằn. Trống đồng Bản Thôm là sự trở về nơi khởi phát tuy còn ngập nước – ngôi nhà sàn phía nam. Ta đếm từ con chim đầu đàn chính tây (nhà 1 ô sàn) 1, 2,…, 5 chính đông (Ly, nhà 5 ô sàn), 6, 7, …, 12, 13 (Ly, tuần hoàn), 14, 15,…, 21 (Ly, tuần hoàn).
3. CÓC CHẾT BA NĂM QUAY ĐẦU VỀ NÚI
Tôi tìm hiểu về câu “Cóc chết ba năm quay đầu về núi”. Học giả An Chi cho rằng “câu đúng” là: “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”. Và câu này “bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu” [狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò)”. Đúng là cóc có tập tính trở lại chỗ cũ khi bị dời đi nơi khác, nhưng lý nào lại thêm cụm chữ “ba năm”, ba năm xác cóc mục rồi còn quay đầu sao được? – Băn khoăn của tôi được thông tỏ khi liên hệ phong tục bốc mộ cải táng sau ba năm của người Việt.
Quan sát, bộ xương tiêu bản khảo cổ ở Hòa Bình có niên đại khoảng 8500 năm, khi này nước biển dâng rất cao nên núi là nơi tập trung nhiều cư dân. Theo TS Nguyễn Việt nhiều mẫu vật đều trong tư thế nằm nghiêng co chân. Đây cũng giống tư thế thông thường tự nhiên của thai nhi trong bụng mẹ. Đông phương chết và sống là một, thuộc vòng tuần hoàn miên viễn. Lại cũng tương đồng với hình dáng của loài cóc.
Cóc có tập tính ở góc – vuông biểu tượng cho mặt đất (cõi sống). Chữ nam 南 giáp cốt thời Thương có hình người quỳ dưới đất vươn tay hướng trời. Lịch sử tự nhiên, sau khi nước biển ổn định con người sinh sống nhiều ở đồng bằng đông bắc. Trên núi cõi trời tổ tiên cư trú là một nơi hướng về. Và khoảng 4000 năm trước, theo các nhà nghiên cứu thì hạn hán kéo dài đã thúc đẩy nhiều nhóm cư dân trở về phương nam (lượng mưa, nguồn nước và sản vật đảm bảo nhu cầu sinh tồn cấp thiết). Rất có thể phong tục bốc mộ cải táng của người Kinh đã hình thành trong bối cảnh văn hóa di cư thực tiễn.