Tìm được 265 tác phẩm:
sách tư liệu
Tây Sơn thuật lược
Giới thiệu:
Tây Sơn thuật lược (chữ Hán: 西山述略) là nhan đề một cuốn tùng thư của tác giả vô danh thị, kể vắn tắt những sự việc xảy ra dưới triều Tây Sơn. Hiện chưa rõ tác phẩm xuất hiện vào năm nào, tuy nhiên lần đầu tiên được đăng trên Nam Phong tạp chí số 148 và nguyên bản đang tàng trữ tại thư viện Société Asiatique Paris. Căn cứ theo nội dung sách, tác giả đứng ở quan điểm chính thống triều Nguyễn để gọi triều Tây Sơn là ngụy Tây, do vậy rất có thể tác phẩm này được soạn vào hồi Nguyễn sơ. Thời gian được kể khởi đầu bằng sự kiện Nguyễn Văn Nhạc cùng em là Huệ cầm quân tiến đánh Phú Xuân, tức năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777), và kết thúc bởi sự kiện xa giá Gia Long tiến ra Thăng Long diệt dư đảng Tây Sơn, tức năm Bảo Hưng thứ 2 (1802). Mỗi sự việc được liệt kê thường có kèm bình chú của tác giả, giọng điệu khá chau chuốt và phong phú. Nhìn chung, lối chép ngắn và tản mạn, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều sai sót về thực sử và mốc thời gian.
góc nhìn
Tù nhân của nhà nước – hồi ký Triệu Tử Dương
Giới thiệu:
Là cuốn hồi ký của Triệu Tử Dương, người từng là Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1980 tới 1987 và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 tới 1989, được biên tập từ một loạt băng ghi âm mà ông đã bí mật thực hiện trong lúc bị quản thúc tại gia suốt 15 năm, từ sau sự kiện Thiên An Môn, cho đến cuối đời. Từng được đề cử là người kế tục Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương đã bị thanh trừng vì có tình cảm với những sinh viên tham gia biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Trong chương cuối cùng, Triệu Tử Dương ca ngợi hệ thống nghị viện dân chủ phương tây và nói rằng đó chính là con đường duy nhất mà Trung Quốc có thể giải quyết nạn tham nhũng và sự cách biệt ngày càng to lớn giữa người giàu và người nghèo.
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí (tập cuối)
Giới thiệu:
Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần:
1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. ---
2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. ---
3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. ---
4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. ---
5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). ---
6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. ---
7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. ---
8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. ---
9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. ---
10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí I
Giới thiệu:
Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần:
1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. ---
2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. ---
3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. ---
4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. ---
5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). ---
6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. ---
7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. ---
8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. ---
9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. ---
10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
góc nhìn
Chuyện làng ngày ấy
Giới thiệu:
Chuyện làng ngày ấy được viết năm 1990, in ra bị tịch thu ngay, được nhà xuất bản Lao Động tái bản tại Hà Nội năm 2005, và báo Văn Học California in nhiều kỳ và xuất bản thành sách năm 2006, là cuốn tiểu thuyết hồi ký lấy bối cảnh làng Hậu Luật ở Nghệ An, trong một thời kỳ xác định: thời kỳ đón Cách mạng tháng Tám và những gì xẩy ra sau Cách mạng tháng Tám. Đây là một cuốn tự truyện, không chỉ trình bày và tố giác thực trạng của cuộc cách mạng, những vụ "cải cách", các cuộc đấu tố... mà còn đi xa hơn: viết về nguồn cội Cách mạng tháng Tám, từ những háo hức ban đầu của cậu bé 13, hồ hởi chào đón Cách mạng; bằng một giọng trầm tĩnh, nhạy cảm, không oán thán: giọng thành thực của chính tác giả.
clip lịch sử
Hoàng Lê nhất thống chí (audio)
Phát hành:
2018
Tác giả:
Ngô Gia Văn Phái
Người gửi:
Ẩn danh
Thời lượng:
9 tiếng
Nguồn:
Youtube channel
Giới thiệu:
Hoàng Lê nhất thống chí (chữ Hán: 皇黎⼀統志) hay còn gọi là An Nam nhất thống chí, là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của triều đại nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê của Ngô gia văn phái. Tác phẩm này có thể xem như là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự thống nhất của nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ 18 và mấy năm đầu thế kỷ 19. Cuốn tiểu thuyết này có tất cả 17 hồi.
sách tư liệu
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 3
Giới thiệu:
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
sách tư liệu
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 2
Giới thiệu:
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
sách tư liệu
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 1 (Pháp – Anh – Việt)
Giới thiệu:
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...