Hoan Lê

Hoan Lê

Chưa có thông tin về người gửi bài...

Ngày tham gia: chưa rõ
Hoan Lê đã chia sẻ 38 tác phẩm với thư viện Việt Sử:
bài viết khoa học
Tăng Tuyết Minh
Phát hành: 2001
Tác giả: Hoàng Tranh
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 29
Nguồn: Tạp chí Dọc ngang Đông Nam Á, Nam Ninh.
Giới thiệu: "Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống độc thân suốt thời gian dài lâu nhưng hoàn toàn không phải Người suốt đời không lấy vợ. Thực ra, Hồ Chí Minh từng có một giai đoạn sống trong hôn nhân chính thức. Đó là vào thời kì những năm 20 đầu thế kỉ 20 khi người tiến hành công tác cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Nói cụ thể là vào tháng 10 năm 1926, Hồ Chí Minh từng lấy cô gái Quảng Châu Tăng Tuyết Minh làm vợ, đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không thể gặp lại nữa. Từ đó, đôi tình nhân ấy, người không bao giờ đi bước nữa, người không một lần nào nữa cưới vợ, mỗi người một phương trời, đều sống độc thân cho đến khi từ biệt cõi đời này..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nguyên-tắc hỏi-ngã: Chánh-tả thông-lệ
Phát hành: 1950
Tác giả: Trần Văn Khải
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 85
Giới thiệu: ...tiếng Việt-Nam có cái nhạc-điệu âm-hưởng đặc-biệt, ít có tiếng nước nào bằng. Nhờ những quan-sát về âm-hưởng trong tiếng Việt mà trước kia đã nảy ra luật "Bổng-Trầm và Thanh-Trọc". Nay khi khảo-cứu về cách phát-âm của Việt-ngữ lại phát-kiến luật "Âm-cản và Âm-thông". Cả hai đều giúp vào sự quy-định thể-lệ chánh-tả Việt-ngữ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Đôi dòng ghi nhớ
Phát hành: 1994
Tác giả: Phạm Bá Hoa
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 790
Giới thiệu: "...Với quyển sách này, tôi xin ghi lại những lệnh mà tôi nhận, những việc mà tôi làm, và những gì mà tôi nghĩ, qua những lệnh và những việc làm đó trong các biến cố chính trị từ năm 1963 đến cuối năm 1966. Rồi năm cuối cùng của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà lãnh đạo nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chiếm trọn Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, ký ức và tài liệu mà tôi ghi chép lúc đương nhiệm, còn lưu giữ được đôi điều. Vì giới hạn trong phạm vi trách nhiệm nên không có được tính cách tròn vẹn của mỗi biến cố, nhưng hy vọng là nội dung này có khả năng giùp quí vị quí bạn nhận ra những nét trung thực khi lần theo mỗi sự kiện trong từng biến cố..."
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Dọc đường số 1
Phát hành: 1970
Tác giả: Phan Nhật Nam
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 237
Giới thiệu: "...Đây là một bút ký không có tiếng súng, Không bóng cờ vinh quang. Ở đây chỉ là nỗi nhớ những đời người tôi chứng kiến, những người tôi không biết có thể gọi đúng nghĩa đó hay chăng vì những người đã đi qua, đã gặp chỉ gợi lên những khốn khổ bi thảm của một con vật gọi là người Việt Nam, Việt Nam đáy thung lũng của thế giới, nỗi thống khổ đổ xuống triền miên như thác lũ. Những đổ vỡ phait viết cho hết... Tám năm lính đã cho tôi biết được quê hương này là một địa ngục trần thế và những người Việt Nam trên suốt dẫy quê hương còm cõi này, những người Việt Nam sống dọc theo con đường số 1... Cuốn sách này còn để viết cho những người vô danh; những người sống câm nín trên một bờ biển, trong hốc núi, những người ở trại định cư trên cồn cát - Những ông già suốt đời chưa thấy điện: hỏi có biết ông Ngộ Đình Diệm là ai không?... Cuốn sách còn để viết về những người lính hút mỗi tháng ba bao thuốc. Đi lính nhẩy dù để được đi tàu bay và "thấy" Saigon..."
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Bác sĩ riêng của Mao
Phát hành: 1994
Tác giả: Lý Chí Thỏa
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 760
Giới thiệu: Bác sĩ Lý thường đặt Mao trong sử sách Trung quốc. Vị lãnh tụ rất thích các tiểu sử đầy mưu mẹo ranh ma và xảo quyệt của các kẻ thống trị đời trước. Họ đã dạy Mao Chủ tịch cả về chiến thuật lẫn chiến lược đấu đá với kẻ thù của mình. Mao đã nổi bật về mưu mô xảo quyệt và một kịch sĩ... Hình mẫu cuộc sống của Mao là sự kết hợp chủ nghĩa khổ hạnh và xa hoa, sự lười biếng đến lạ lùng và khả năng làm việc đặc biệt. Phần lớn thời gian Mao nằm trên giường hoặc trên trường kỷ trong bể bơi. Ông ta có thể cả ngày đi lại trần truồng, thích thức ăn béo ngậy, thay cho việc đánh răng, ông xúc miệng bằng nước chè và bồng bế lên giường những cô gái thôn dã chanh cốm. [...]Năm năm sau cái chết của Mao, Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc ra quyết định trong đó Mao được phong là nhà cách mạng vĩ đại đóng góp vào sự phát triển của Trung hoa và giảm lỗi của Mao đi đáng kể. Trong cuốn sách này chứng minh ngược lại. Tác giả vững tin chứng minh rằng sự kết hợp quyền lực tuyệt đối vớiý tưởng phiêu lưu chỉ đẻ ra tội ác vĩ đại. Không có một cuốn sách nào về tiểu sử người cầm lái vĩ đại lại tỷ mỷ và khách quan như hồiký của Lý Chí Thỏa.
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”
Phát hành: 1988
Tác giả: Lê Hữu Mục
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 60
Giới thiệu: Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh rằng thi tập Ngục Trung Nhật Ký là từ một nhà thơ người Trung Hoa, phân tích từ các phương ngữ địa phương, cách phát âm để nối vận, và cách dùng chữ rất riêng của người Trung Hoa, và nhiều chứng cớ khác. Đặc biệt, GS Lê Hữu Mục nêu ra phân tích của GS Đặng Thai Mai và GS Lê Trí Viễn, tuy nằm trong guồng máy kềm kẹp của CS Miền Bắc nhưng vẫn khéo léo chỉ ra rằng tác giả thi tập “Ngục Trung Nhật Ký” không phải là ông Hồ Chí Minh.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 3)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 108
Giới thiệu: Nhà biên khảo Minh Võ cho chúng ta thấy CCRĐ không chỉ nhắm riêng về kinh tế mà còn đặc biệt chú trọng về chính trị với mục tiêu củng cố quyền lực cho Đảng CS. Đây là một bước đi bắt buộc trong Cách mạng Vô sản mà Hồ Chí Minh là một tín đồ phục vụ thuần thành. Ông ta đã chọn con đường chủ nghĩa CS với cuộc đấu tranh diễn tiến trường kỳ cho tới khi tận diệt giai cấp Tư bản. Thành ra, CCRĐ chỉ là một giai đoạn trên lộ trình thăm thẳm đó và HCM cùng đồng đảng đã điều hành nó một cách ý thức và phải gánh chịu tất cả mọi trách nhiệm, dù sau lưng và bên cạnh có sự khống chế thúc đẩy của đảng CS Trung Quốc như tác giả Tường Thắng tiếp đó cho thấy...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 2)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 112
Giới thiệu: Tập 2 này tiếp tục trình bày diễn tiến và hậu quả của cuộc CCRĐ, đặc biệt qua lời tường thuật của nhiều chứng nhân còn sống. Tất cả đã cho thấy vụ Cải tạo Nông nghiệp do CS chủ trương và thực hiện này đã gây nhiều tội ác kinh hoàng và nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, đó là tàn sát thường dân vô tội [...]. Đảng tuyên bố CCRĐ là nhằm thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng”, nhưng thực tế thì tầng lớp năng nổ, giỏi giang nhất ở nông thôn bị quy là phú nông, địa chủ, cường hào ác bá, hết đường sinh sống; tầng lớp cán bộ nông thôn từng chịu đựng gian khổ lãnh đạo sản xuất thì bị quy là phản động, gián điệp… bị bắn giết hay bị trừng trị.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 1)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 113
Giới thiệu: Cách đây hơn 50 năm, một biến cố lớn lao đã xảy ra ở Bắc Việt, lịch sử ghi nhận nó như “cuộc Cải cách Ruộng đất kinh thiên động địa”, đầy máu và nước mắt vì đã gây ra cái chết cho khoảng nửa triệu đồng bào[...]. Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lẽ không biến cố nào đau thương bằng sự kiện ấy. Đau thương vì đó là cuộc đảo lộn xã hội nông thôn VN cách toàn diện từ kinh tế tới văn hóa đến luân lý do một chủ trương cải tạo nông nghiệp quá ư lạ lùng và tàn nhẫn...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đóng góp khác
Tác phẩm đã dịch

Chưa có

Tác phẩm đã viết

Chưa có

Tất cả người gửi bài
Chia sẻ nhiều nhất
54 tác phẩm
38 tác phẩm
26 tác phẩm
17 tác phẩm
6 tác phẩm
5 tác phẩm