Tìm được 265 tác phẩm:
sách tư liệu
Trần Thủ Độ
Giới thiệu:
Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng 40 năm. Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần mà lại có tội với nhà Lý. Trần Thủ Độ là người bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử cón chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất...
sách tư liệu
Võ Trường Toản (phụ: “Gia Định tam gia”)
Giới thiệu:
Võ Trường Toản là danh nhân được nhiều người biết đến, cụ là nhà nho nổi tiếng ở Nam Bộ trong thế kỷ XVIII. Là người học rộng, đạo cao đức trọng, có trí thông minh trác tuyệt, cụ không đi thi để ra làm quan mà ở ẩn, mở trường dạy học ở Hòa Hưng. Học trò của cụ có tới mấy trăm người, có những người nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, người đời gọi là “Gia Định tam gia thi”, Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm, Phạm Đăng Hưng…. Những nho sĩ tiết tháo thuộc thế hệ sau như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị… cũng chịu ảnh hưởng về đạo đức, học phong, sĩ khí của nhà giáo họ Võ.
sách tư liệu
Việt sử giai thoại
Giới thiệu:
VIỆT SỬ GIAI THOẠI là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chính sử xưa. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chính sử xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chính sử xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trích lục những gì mà chính sử xưa đã trích lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một số giai thoại trên cơ sở trích dịch một số sách như : Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập ...v.v.
sách tư liệu
Việt sử kỷ yếu
Giới thiệu:
Cuốn sách "Việt Sử Kỷ Yếu" do tác giả Trần Xuân Sinh ghi chép lại lịch sử nước nhà về các thời đại từ Thời đại thượng cổ trước năm 208 tr. CN đến Thời đại Bắc thuộc (thời đại Trung cổ) từ năm 208 tr. CN đến năm 939. Thời đại tự chủ từ năm 939 đến năm 1527. Thời đại Nam Bắc phân tranh từ năm 1527 đến năm 1802. Thời đại cận kim từ năm 1802. Và từ năm 1945 là Thời đại hiện kim. (Phỏng theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược).
sách tư liệu
Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê: Sử học
Giới thiệu:
Nằm trong trọn bộ các tác phẩm tác giả Nguyễn Hiến Lê đã dịch, biên soạn từ các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới về lịch sử và chính trị. Ông là một học giả có nhiều đóng góp cho tri thức nước nhà bằng cách dịch các bộ sách nổi tiếng trên thế giới sang Tiếng Việt, giúp cho người Việt dễ dàng tiếp cận với những tri thức của nhân loại. Nội dung: I. Đông Kinh nghĩa thục. II. Bán đảo Ả rập - Thảm kịch Hồi giáo & dầu lửa. III. Bài học Israel. IV. Sử ký Tư Mã Thiên. V. Chiến quốc sách. VI. Tô Đông Pha. VII. Bertrand Russell - chiến sĩ tự do và hòa bình. VIII. Einstein - đời sống và tư tưởng.
sách tư liệu
Thuyết Trần
Giới thiệu:
Thuyết Trần là cuốn lịch sử họ Trần do cụ Trần Xuân Sinh 91 tuổi (sinh năm 1912) dày công biên soạn. Đây là tài liệu khá đầy đủ, nhiều tư liệu quý báu và văn phong hấp hẫn. Nội dung Tài liệu, như tác giả đã nói: "Nhân soạn lại bộ gia phả họ nhà, tôi viết thêm tập Tài liệu này, mục đích không phải chỉ chép lịch sử văn trị võ công triều đại nhà Trần, mà ghi lại thêm những lời luận về sự nghiệp của vua tôi dòng họ Trần, sau có phụ lục thêm về một số danh nhân cùng họ... Đây là tập lịch sử ký sự, chứ không phải là lịch sử "tiểu thuyết" nên các việc làm của người xưa đều được chép dựa theo sử sách cũ, không dám viết theo sự suy luận của riêng mình..."
sách tư liệu
Quần thư khảo biện
Giới thiệu:
Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách) được Lê Quý Đôn viết xong năm 1757. Ba năm sau, trong chuyến đi sú gần tròn hai năm ròng mới trên đất nước Trung Quốc, ông đã có dịp đưa sách ra chất chính cùng các sứ thần Triều Tiên, các sĩ phu Trung châu, cùng họ trao đổi bàn bạc và chăm chước ngay tại chỗ những điểm còn có chút chưa vừa ý để tìm ra điều xác đáng nhất. Bằng "trí tuệ tuyệt vời vượt hẳn ngàn xưa" như nhận xét của Trạng nguyên Hồng Khải Hy, Chánh sứ Triều Tiên, Quần thư khảo biện đã được khẳng định Ià những lời bàn luận có khảo cứu có so sánh và minh chứng của Lê Quý Đôn về các nhân vật, các sự kiện lịch sử của Trung Quốc từ Hạ Thương Chu cho đến Đường Tống.
sách tư liệu
Hải ngoại kỷ sự
Giới thiệu:
Cuốn sách giống như đoạn phim hiếm có về đời sống của người Việt Nam ở vùng Thuận Hóa vào cuối thế kỷ XVII do một vị lão tăng Trung Quốc ghi lại. Vị lão tăng này, tức là Đại Sán Hán Ông, đã qua Thuận Hóa, thể theo lời mời của Chúa Nguyễn Phúc Châu. Đọc Hải ngoại kỷ sự của Đại Sán, chúng ta sẽ thấy được lòng sùng mộ Phật giáo của người thời bấy giờ, kể từ Chúa thượng đến thần dân. Chẳng những thế, chúng ta còn có một ý kiến rõ về đời sống của dân đen, về thuế má, về bệnh dịch. Một điều quý nữa, đó là Đại Sán vén màn cho chúng ta thấy được đôi chút về trình độ trí thức của các bậc túc nho thời bấy giờ ở miền Nam. Nói chung, Hải ngoại kỷ sự là một sử liệu quý và đáng tin cậy.
sách tư liệu
Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914)
Giới thiệu:
Tác phẩm của Giáo sư Cao Huy Thuần, ra đời cách đây 30 năm, vẫn luôn luôn mới. Bởi vì đó là một kho tàng tài liệu lịch sử. Và bởi vì công trình nghiên cứu này vẫn là sách đầu tay của ai muốn tìm hiểu lịch sử mất chủ quyền của Việt Nam hồi thế kỷ 19. Tác phẩm này trước hết là một luận án tiến sĩ quốc gia đệ trình trước Đại học Paris năm 1969. Để tài liệu lịch sử này không bị những bản dịch vội vã diễn dịch sai lạc, và để xác nhận tính cách thuần túy khoa học của công trình nghiên cứu, tác giả xuất bản nguyên văn tiếng Pháp, năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale dưới nhan đề: “Les missionnaires et la politique coloniale française au VietNam, 1857-1914”. Chúng tôi giữ nguyên phần vào đề ở đây và dịch theo ấn bản Yale...