Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 hay còn gọi là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, Tết Mậu Thân 1968 là một trong những chiến dịch quân sự quan trọng nhất có quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam, theo cách gọi trong nước hiện nay là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nó được phát động vào ngày 30 tháng Một năm 1967 bởi Quân đội nhân dân Bắc Việt chống lại Quân lực Việt Nam cộng hòa và đồng minh Hoa Kỳ.
Chiến dịch mở màn vào đêm ngày 30 tháng Một tại khu vực thuộc quân đoàn I và II của Việt Nam Cộng hòa. Sáng hôm sau cuộc tấn công đã nổ ra đồng loạt trên khắp đất nước và có hơn 8 vạn lính miền Bắc tấn công vào hơn 100 thành phố và thị trấn, bao gồm 36 trên tổng số 44 các đô thị chính, 5 trên tổng số 6 thành phố trực thuộc, 72 trên tổng số 245 các quận huyện, và tại thủ đô của Nam Việt Nam.
Trong trận chiến tại Huế, chiến sự ác liệt nổ ra suốt một tháng, dẫn đến thành phố bị phá hủy. Trong giai đoạn tạm chiến thành phố, Quân miền Bắc được cho là đã xử quyết hàng nghìn người mà người ta gọi là Cuộc thảm sát Huế Mậu Thân. Trong khi đó thì tại cứ điểm của quân Mỹ trận Khe Sanh đã kéo dài tới 2 tháng.
Trận chiến này được coi là thất bại thuộc về Bắc Việt, nhưng quan điểm từ phía ĐCS Việt Nam thì kết quả là hòa, dẫn đến cục diện bế tắc và kiềm chế lẫn nhau, nhưng xét về mặt chiến lược thì là một bước tiến, bước chuẩn bị quan trọng cho chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Thực tế thì đối với phía quân miền Nam và đồng minh đây cũng không thể coi đây là một thắng lợi, do những hậu quả của cuộc chiến thảm khốc đã thúc đẩy phong trào phản chiến tại Mỹ dẫn đến việc Mỹ rút khỏi Việt Nam và cắt viện trợ đối với Nam Việt Nam sau này.