Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa

Mặc dù rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra dân tộc Việt có chủ quyền lịch sử rõ ràng trên hai quần đảo này, nhưng hiện tại chúng vẫn đang ở trong trạng thái tranh chấp giữa nhiều quốc gia.

Quần đảo Hoàng Sa: …Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối Liên hiệp Pháp thực hiện kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhưng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đem quân kiểm soát nửa phía Đông quần đảo từ trước đó vài tháng. Năm 1958, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về hải phận, trong đó có khẳng định đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều thuộc về lãnh thổ của mình. Năm 1974, hải quân Trung Quốc đánh bại hải quân Việt Nam Cộng hòa, giành quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, đồng thời tái khẳng định chủ quyền trên toàn quần đảo này.

Về danh nghĩa chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hiện vẫn đang trong tình trạng tranh chấp giữa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan). Nhưng hiện tại phía CHND Trung Hoa đã cho xây dựng các đảo nhân tạo và đưa khách du lịch đến nơi này.

Quần đảo Trường Sa: …Năm 1956, Đài Loan chiếm giữ đảo Ba Bình. Đầu thập niên 1970, Philippines chiếm 7 đảo và rạn đá phía đông quần đảo. Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ quân sự tại ba rạn đá là Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Tháng 2 năm 1995 và tháng 11 năm 1998, giữa Trung Quốc và Philippines đã hai lần bùng phát căng thẳng chính trị do hành động giành và củng cố quyền kiểm soát đá Vành Khăn của phía Trung Quốc. Dù rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã ra đời nhằm xác định các vấn đề về ranh giới trên biển nhưng bản thân Công ước không có điều khoản nào quy định cách giải quyết các tranh chấp về chủ quyền đối với đảo.

Có 7 tác phẩm về sự kiện Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa:
góc nhìn
Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua
Phát hành: Tháng 10 năm 1979 - NXB Sự Thật
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 35
Giới thiệu: Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 để "vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài". Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa qua các nguồn thư tịch
Tác giả: Ngô Văn Minh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 3
Nguồn: Cadn.com.vn
Giới thiệu: Có nhiều, rất nhiều tài liệu của Việt Nam và phương Tây khẳng định một cách rõ ràng, chắc chắn Việt Nam đã phát hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ thời Vương quốc Chămpa và tiếp tục hành xử chủ quyền trong thế kỷ XVII. Trung Quốc không tìm đâu ra được nguồn thư tịch khẳng định rõ ràng cho tuyên bố chủ quyền đối với "Biển Nam Trung Hoa"
VÀO ĐỌC
clip lịch sử
Diễn biến thảm sát Gạc Ma – Hải chiến Trường Sa 14/03/1988 (VNExpress.net)
Phát hành: 2016
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 3 phút 42 giây
Nguồn: GREATER PEACE IN VIETNAM Youtube channel
Giới thiệu: Là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin,bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này. Sự kiện xảy ra khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.
XEM CLIP
clip lịch sử
Trận Gạc Ma 1988 (phim tài liệu từ phía Trung Quốc)
Phát hành: 2016
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 3 phút 30 giây
Nguồn: Lịch sử hiện đại: chiến tranh và cách mạng Youtube channel
Giới thiệu: Là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin,bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này. Sự kiện xảy ra khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.
XEM CLIP
sách tư liệu
Để đảo xa thành gần
Phát hành: 2013
Tác giả: Nhóm Trúc Nam Sơn
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 123
Giới thiệu: Dựa vào các dữ liệu trong cuốn “Hàng hải chỉ nam – Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do Cục Tình báo Địa Vệ tinh (2011) của quân đội Mỹ, và những bức ảnh chụp qua vệ tinh của Google, nhóm tác giả đã biên soạn nên một “bộ hồ sơ tổng hợp” về những đảo, đá, nhóm đảo, bãi ngầm, bãi cạn, cồn, rạn san hô… trên một diện tích bao trùm Biển Đông, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Quyển sách là kỉ niệm 25 năm ngày xảy ra cuộc Thảm sát Gạc Ma năm 1988.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Những sự thật cần phải biết – quyển 3
Phát hành: 2019
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 336
Giới thiệu: Khởi từ nhân vật Hồ Chí Minh, Đặng Chí Hùng lần mò tìm vào những ngõ ngách phức tạp về nhân thân, tư cách và hành động của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… cho tới những khuôn mặt đương quyền ở Hà Nội ngày nay như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… để cảm nhận đến tận cùng nỗi đau của một người trẻ từ bao nhiêu năm qua đã bị bưng tai bịt mắt. Thương cho mình và cả một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc bị lường gạt, Đặng Chí Hùng bắt đầu ngó vào miền Nam để khám phá ra rằng tất cả những gì anh được người ta nhồi nhét vào đầu lâu nay về phân nửa đất nước của tiền nhân bên kia bờ sông Bến Hải, đều là ngụy tạo.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Những sự thật cần phải biết – quyển 1
Phát hành: 2014
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 507
Giới thiệu: Khởi từ nhân vật Hồ Chí Minh, Đặng Chí Hùng lần mò tìm vào những ngõ ngách phức tạp về nhân thân, tư cách và hành động của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… cho tới những khuôn mặt đương quyền ở Hà Nội ngày nay như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… để cảm nhận đến tận cùng nỗi đau của một người trẻ từ bao nhiêu năm qua đã bị bưng tai bịt mắt. Thương cho mình và cả một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc bị lường gạt, Đặng Chí Hùng bắt đầu ngó vào miền Nam để khám phá ra rằng tất cả những gì anh được người ta nhồi nhét vào đầu lâu nay về phân nửa đất nước của tiền nhân bên kia bờ sông Bến Hải, đều là ngụy tạo.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ