Đỗ Mười

Đỗ Mười (2 tháng 2 năm 1917 – 1 tháng 10 năm 2018) tên khai sinh là Nguyễn Duy Cống, là một cựu chính trị gia Việt Nam. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 6/1939, trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thứ 3 của nước CHXHCN Việt Nam vào năm 1988 và sau đó là Tổng Bí thư thứ 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là nhà lãnh đạo cao nhất Việt Nam từ 1991-1997, và vẫn có ảnh hưởng đến chính trị Việt Nam sau khi nghỉ hưu năm 1997.

Ông duy trì chính sách điều hành đất nước của người tiền nhiệm Nguyễn Văn Linh, bao gồm cơ chế tập thể lãnh đạo và chương trình Đổi Mới. Ông giữ chức Tổng Bí thư liên tiếp hai nhiệm kỳ, nhưng đã từ chức khi chưa kết thúc nhiệm kỳ thứ hai trong Hội nghị trung ương 4 của BCH Trung ương khóa 8 vào năm 1997. Ông tiếp tục làm Ủy viên Hội đồng cố vấn BCH Trung ương từ năm 1997 đến năm 2001.

Mặc dù chính thức nghỉ hưu từ năm 1997, Đỗ Mười vẫn là nhân vật có ảnh hưởng trong nền chính trị Việt Nam và có những tác động đáng kể đến các quyết định của Đảng Cộng sản.

Có 2 tác phẩm về nhân vật Đỗ Mười:
góc nhìn
Hồi ức và suy nghĩ
Phát hành: 2001
Tác giả: Trần Quang Cơ
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 194
Giới thiệu: Là hồi ký của Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Paris, ghi lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi năm mắt thấy tai nghe - được giữ kín mật, chưa bao giờ phổ biến - cùng với những suy nghĩ của ông - một cán bộ cộng sản trung kiên. Dù ở ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt - Trung lúc nào cũng là nỗi quan ngại của người Việt Nam, nhất là trước những mất mát, đe dọa về chủ quyền và tài nguyên...
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Những sự thật cần phải biết – quyển 2
Phát hành: 2015
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 550
Giới thiệu: Khởi từ nhân vật Hồ Chí Minh, Đặng Chí Hùng lần mò tìm vào những ngõ ngách phức tạp về nhân thân, tư cách và hành động của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… cho tới những khuôn mặt đương quyền ở Hà Nội ngày nay như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… để cảm nhận đến tận cùng nỗi đau của một người trẻ từ bao nhiêu năm qua đã bị bưng tai bịt mắt. Thương cho mình và cả một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc bị lường gạt, Đặng Chí Hùng bắt đầu ngó vào miền Nam để khám phá ra rằng tất cả những gì anh được người ta nhồi nhét vào đầu lâu nay về phân nửa đất nước của tiền nhân bên kia bờ sông Bến Hải, đều là ngụy tạo.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất