1976 - 1986

Còn được gọi là thời kỳ thống nhất, sau khi ĐCS Việt Nam dành quyền lãnh đạo ở cả hai miền Nam-Bắc.

ĐCS Việt Nam đã tiến hành công cuộc chuyển đổi miền Nam Việt Nam sang chế độ cộng sản. Đã có 300,000 người dân miền Nam bị buộc đến các trại cải tạo. Từ năm 1975 đến 1980, khi tiến hành kế hoạch Vùng Kinh Tế Mới, đã có 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam, ở chiều ngược lại là 750,000 đến 1 triệu người miền Nam bị ép buộc phải chuyển đến sinh sống tại các vùng rừng núi ít người.

Thanh niên lên xe đi khai hoang phục hóa ở vùng kinh tế mới năm 1976 (Nguồn: hinhanhlichsu.org)

Sau đó, vào cuối những năm 70, Việt Nam sa vào cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam với Khơ-me Đỏ (Campuchia) và cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung vào năm 1979 với Trung Quốc. Việc Việt Nam đóng quân tại Campuchia từ năm 1979 đến 1989 cũng dẫn đến hệ quả là Hà Nội đã bị Hoa Kỳ cấm vận trong một thời gian dài.

Lính Việt Nam tiến vào Phnôm Pênh tháng Giêng năm 1979 (Nguồn: Wikipedia)
Các thành phố của Việt Nam bị quân Trung Quốc tấn công năm 1979 (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Việc tận diệt chủ nghĩa tự bản tại miền Nam, cùng với sự cấm vận từ bên ngoài đã dẫn đến sự sụp đổ về kinh tế của Việt Nam vào những năm 80. Suốt những năm 80, mỗi năm Việt Nam phải nhận viện trợ 3 tỉ đô-la từ Liên Xô. Năm 1986, ĐCS Việt Nam đã tiến hành cải cách để vực dậy nền kinh tế, dưới tên gọi là giai đoạn Đổi Mới

Có 33 tác phẩm về giai đoạn 1976 - 1986:
góc nhìn
Hoa xuyên tuyết
Phát hành: 1995
Tác giả: Bùi Tín
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 257
Giới thiệu: Hình ảnh của hoa xuyên tuyết cổ vũ tôi suốt cuộc hành trình đi ngược dòng đời tôi, cũng là đi ngược một phần nào cuộc hành trình của đất nước, để nhớ lại và suy ngẩm... Tôi viết với niềm tin rằng lẽ phải, tâm huyết và sự hiểu biết của tất cả những người Việt có tấm lòng ưu ái với đất nước, dù cho có gặp những hoàn cảnh khó khăn đến khốc liệt, cuối cùng cũng sẽ bật dậy trong một cuộc tập hợp rộng lớn và xúc động, cùng đua Tổ quốc thân yêu vào một mùa Xuân mới của đoàn kết, dựng xây và phát triển.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
TẢN MẠN NGÀY 30/4 (P 2): NHỮNG NỖI XÓT XA ĐỌA ĐẦY
Phát hành: 2022
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 4
Giới thiệu: ...Thảm kịch của miền nam chưa dừng lại ở cướp ngày mà nó trực tiếp đẩy người dân vào một thảm kịch khác: trên biển đông. Tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action”, viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”...
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979
Phát hành: 28/04/2009
Tác giả: Bùi Minh Triết
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 231
Giới thiệu: Trước tiên tôi xin nói rõ là tôi không tự viết cuốn ebook này. Tôi chỉ tổng hợp lại các bài viết trong chuyên đề cuộc chiến biên giới 1979 từ BBC Việt Nam và trên Wikipedia mà thôi. Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt -Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa (theo wikipedia). Mong rằng các bạn sẽ có một cái nhìn đầy đủ và khách quan về cuộc chiến tranh biên giới sau khi đọc xong cuốn sách này
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Cái chết của sử gia Phạm Văn Sơn
Phát hành: 1997
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 51
Giới thiệu: Phạm Văn Sơn (1915 - 1978) là một sử gia Việt Nam và là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo. Ngày 6 tháng 12 năm 1978, ông qua đời vì bệnh tật tại trại cải tạo Tân Lập, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Cái chết trong tù Cộng sản của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Phát hành: 1979
Tác giả: Nguyễn Tú
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 39
Giới thiệu: Bác sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ngày 16 Tháng Tám 1975 bác sĩ Quát bị chính quyền Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh ông trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Viết cho Mẹ và Quốc hội
Phát hành: 1995
Tác giả: Nguyễn Văn Trấn
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 212
Giới thiệu: Bằng một giọng văn rất Nam bộ, tác giả sử dụng nhiều danh từ rất chân chất của người miền quê dù đã sống 21 năm ngoài Bắc. Tuy câu văn luôn bị cắt khúc, xuống hàng, chuyên chở nhiều câu chuyện, chi tiết bên ngoài lịch sử mà Đảng xem như sự nói xấu nguy hiểm cho chế độ, vì chúng phơi bày nhiều sự thật đến “kinh hoàng” và “không ngờ” đối với đa số đảng viên và độc giả. Ngoài ra, tác giả chứng tỏ là một người có kiến thức, đọc khá nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp, cũng như theo sát tình hình chính trị trên thế giới và biến động trong xã hội Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả kể về những câu chuyện bí mật thâm cung của Đảng cộng sản, từ Cải cách Ruộng đất, Chỉnh huấn, Xét lại, đến Nhân văn-Giai phẩm. Thêm vào đó là những quyền cơ bản của con người mà tác giả rất khao khát được có; nhất là hai chữ “Dân chủ” và quyền tự do báo chí mà tác giả vốn là người ham thích việc viết báo.
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
Những Ngày Xuân Khói Lửa Kỷ Mùi (1979): Cuộc xâm lăng Việt Nam của Ðặng Tiểu Bình
Phát hành: 2012
Tác giả: Chính Đạo
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 34
Giới thiệu: Hạ tuần tháng 1/1979 đánh dấu việc “trở lại với cộng đồng thế giới” của hơn 800 triệu dân Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ “Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist. Vào thượng tuần tháng 2/1979, trên đường về nước và ghé qua Tokyo, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Cần dạy cho Việt Nam một bài học.” Câu nói được coi như phát pháo hiệu mở đầu cho cuộc xâm lược năm 1979 của Trung Quốc đối với Việt Nam...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Ký sự trong tù
Phát hành: 2008
Tác giả: Phạm Bá Hoa
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 202
Giới thiệu: Là chuyện kể về cuộc đời lao tù của cựu đại tá Quân lực VNCH Phạm Bá Hoa trong các trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh, trong gần 12 năm từ 14/6/1975 đến 12/9/1987, cũng như trong thời gian ông đang ở Sài Gòn chờ xuất ngoại. Qua góc nhìn của tác giả, tác phẩm còn đề cập đến tình hình miền Nam Việt Nam trước khi sụp đổ cũng như những cảm nhận của ông về nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Chuyện kể năm 2000
Phát hành: 2000
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 696
Giới thiệu: Khó bề tóm lược tác phẩm trong một câu, nhưng ta có thể tâm đắc với nhà thơ Đoàn thị Lam Luyến, biên tập viên nhà xuất bản Thanh Niên khi đặt Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa, đã trình bày : "truyện viết về một người của ta, bị ta bỏ tù, tập 1 trong tù, tập 2 ra tù, nhưng tập 2 ảm đạm hơn tập 1". Cuốn sách này đã gây một tiếng vang và sự chú ý rộng rãi vì mới xuất bản vào năm 2000 đã bị thu hồi và tiêu hủy. Nhưng lệnh cấm lại là một cách quảng cáo đắc lực cho cuốn sách chỉ vừa mới lưu hành được 300 bản. Sau đó tác phẩm được các mạng lưới điện tử truyền đi, các nhà xuất bản ngoài nước in lại. Trong nước thì sách in chui lên đến nhiều vạn bản, giá đắt gấp ba, bốn lần giá gốc...
VÀO ĐỌC
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất