Nhà Lê sơ 1428-1527

Sau 20 năm nằm dưới sự thống trị của nhà Minh (Trung Quốc), người hào kiệt đất Lam Sơn Lê Lợi cuối cùng giành lại tự chủ cho dân nước Nam để lập nên triều đại đầu tiên của những người đến từ đồng bằng sông Mã. Sử gọi là nhà Lê sơ hay còn gọi là nhà Hậu Lê (để phân biệt với triều Tiền Lê của Lê Đại Hành).

Tượng đài Lê Lợi dựng năm 1896 cạnh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, gắn với truyền thuyết trả gươm thần (nguồn: Wikipedia)
 

Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) đổi tên quốc hiệu trở lại với tên gọi Đại Việt. Thời kỳ hoàng kim là đời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, xã hội đi vào ổn định, đất nước phát triển thịnh vượng về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, quân sự, giáo dục…

Lãnh thổ Đại Việt thời Lê Thánh Tông. Màu đỏ nhạt là lãnh thổ chiếm được trong thời gian ngắn trong cuộc chiến Đại Việt – Lan Xang. Màu xanh nhạt là ba vương quốc của người Champa (nguồn: Wikipedia)

Dân gian vẫn còn lưu truyền câu hát:

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.

Tuy về sau bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi trong một khoảng thời gian nhưng tựu lại, nhà Lê là triều đại phong kiến “thọ” nhất trong lịch sử Việt Nam nếu tính cả thời Lê mạt (hay còn gọi là nhà Lê Trung hưng) – tổng cộng là 356 năm.

Có 34 tác phẩm về giai đoạn Nhà Lê sơ 1428-1527:
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 2/7
Phát hành: 1958
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 727
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 2: Trần - Lê thời đại. Nhà xuất bản. Văn Hữu Á Châu, Sài Gòn, 1958
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Sử toàn thư
Phát hành: 1960
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 442
Giới thiệu: Việt Sử Toàn Thư trình bày những sự kiện lịch sử của Việt Nam, được chia làm ba phần chính từ thời Bắc thuộc, đến Việt Nam trên đường độc lập và thời kỳ Việt Nam mất độc lập vào tay Pháp. Theo lời tác giả, cuốn sách này là phiên bản rút gọn của bộ 7 cuốn Việt Sử tân biên của chính ông, đã giản lược để dễ tiếp thụ với các độc giả không chuyên về sử. Tác giả mong muốn bổ sung vào kho sử liệu của Việt Nam vốn được truyền lại từ thời xưa mang nặng tư tưởng phong kiến, đế quốc: "...ta phải có những cuốn sử mới viết theo quan niệm rộng rãi và tinh thần phóng khoáng của trào lưu dân chủ ngày nay cùng gồm thâu được nhiều điều mới lạ do sự khám phá hay sưu tầm của các học giả cận đại, hiện đại."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử
Phát hành: 2017
Tác giả: Hồ Trung Tú
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 290
Giới thiệu: Là một tác phẩm gây rất nhiều tiếng vang trong dư luận về chủ đề Chăm-pa. Lịch sử đã ghi nhận sự biến mất của người Champa ở xứ Quảng được xác lập từ hàng bao thế kỷ qua. Tuy nhiên, bằng phương pháp phân tích dựa trên sự phân kỳ lịch sử và ngôn ngữ học (ngữ điệu, giọng điệu, phương ngữ), Hồ Trung Tú chứng minh người Champa vẫn còn hiện diện trên chính mảnh đất của tổ tiên họ. Kết quả nghiên cứu này, đã tạo tiền đề cho những hiểu biết về người Champa sinh sống trong vùng ngoại biên Champa (khi không còn chủ quyền), và qua những dẫn chứng về địa danh, nơi tụ cư của người Champa, những gia phả còn lưu trữ trong các gia đình xứ Quảng. Cả chứng tích còn sót lại như làng Chăm, họ Chăm, cách phát âm tiếng Việt lơ lớ và cả sự pha trộn huyết thống (nhân chủng) hệ quả từ các cuộc hôn nhân Việt-Chăm...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Sử Việt 12 Khúc Tráng Ca (audio) – Khúc tráng ca thứ nhất
Phát hành: tháng 3 năm 2020
Tác giả: Dũng Phan
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 16 phút 03 giây
Nguồn: Kênh Youtube Hùng Ca Sử Việt
Giới thiệu: Tác phẩm “Sử Việt 12 khúc tráng ca” kể về 12 câu chuyện dựng nước và giữ nước thời phong kiến, được chọn lọc theo tính chất quan trọng và hùng tráng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Cuốn sách là sự kết hợp của những tư liệu lịch sử đã được kiểm chứng, xen kẽ với nhận định và đánh giá của người biên soạn. Tác phẩm kể lại các câu chuyện Sử Việt đầy hấp dẫn bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới, không phải như tiểu thuyết dã sử, nhưng cũng không phải là một tài liệu chuyên khảo khô khan. “Sử Việt 12 khúc tráng ca” hệt như một cuốn phim li kì, với hàng loạt câu hỏi về các nghi án lịch sử, những tranh đoạt hoàng quyền trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Cuốn sách như một bản nhạc, khi thì dồn dập, khi thì bi ai, khi thì hùng tráng, khi thì trầm mặc. Những câu chuyện trập trùng xen kẽ như các khúc ca thăng trầm của dân tộc Việt Nam.
XEM CLIP
sách tư liệu
Nam Hải dị nhân liệt truyện
Phát hành: 1909
Tác giả: Phan Kế Bính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 145
Giới thiệu: Nam Hải dị nhân liệt truyện (chữ Hán: 南海異人列傳, dịch nghĩa: Truyện những người kỳ lạ ở đất Nam Hải), là một tập truyện sưu tầm của Phan Kế Bính về các truyền tích, dã sử nổi tiếng trong giai thoại dân gian Việt Nam. Được in và xuất bản lần đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1909. Trong lần tái bản năm 1916, Lê Văn Phúc có ghi trong phần Lời người hiệu chính: "Sách này có dự vào chương-trình học thi tú-tài, lần này là lần in thứ tư, có hiệu chính lại, và có kê cứu chép thêm vào để ghi cho đủ các bậc anh-hùng hào-kiệt nước Nam ta." Các truyện được thêm vào là truyện Bắc Bình Vương, Gia Long Đế, Tô Hiến Thành, Đào Duy Từ và Trịnh Hoài Đức.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí (tập cuối)
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 730
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí I
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 881
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Việt thông sử
Phát hành: 1973
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch giả: Lê Mạnh Liêu, Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 91
Giới thiệu: Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”), gồm 30 quyển (theo Phan Huy Chú), viết năm 1749. Đây là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện (chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên) chép từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (theo Phàm lệ của tác giả).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Oan án Lệ Chi Viên
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 3
Giới thiệu: Gần 600 năm trôi qua kể từ ngày gia tộc Nguyễn Trãi phải chịu nỗi oan khuất tru di tam tộc tày trời, đã có rất nhiều những ghi chép, nghiên cứu và nhận định của các học giả đi trước về vụ án Lệ Chi Viên, đem đến cho độc giả nhiều góc nhìn khách quan, sâu sắc hơn về sự thật đằng sau vụ án này. Trên cơ sở tham khảo và tổng hợp những nghiên cứu của những học giả đi trước, CLB Sử Học Trẻ xin gửi đến các bạn Kỳ 2: “OAN ÁN LỆ CHI VIÊN”.
VÀO ĐỌC
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất