Nhà Nguyễn 1802-1945

Đây là triều đại đầu tiên có thể được coi là làm chủ toàn bộ mảnh đất hình chữ S từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước Việt Nam.

Sau khi đánh đổ triều Tây Sơn vào năm 1802, vị chúa Nguyễn cuối cùng và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức thay thế nhà trị vì nước Đại Việt.

Lãnh thổ Việt Nam được mở rộng nhất dưới thời vua Minh Mạng năm 1840 dưới tên gọi nước Đại Nam (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Công cuộc Nam tiến của các vua và chúa Nguyễn, bao gồm cả việc chinh phạt và sát nhập toàn bộ lãnh thổ nước Chăm-pa, đã mang lại hình hài diện mạo hình chữ S cho nước Việt Nam ngày nay. Đồng thời, các vua Nguyễn cũng là những người đã để mất lãnh thổ và mất nước về tay người Pháp, mở ra thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử dân tộc.

Cảnh ký kết Hòa ước Quý Mùi tại Huế, ngày 25 tháng Tám năm 1883 xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Chính thức diệt vong vào năm 1945 sau cuộc cách mạng tháng Tám tại Việt Nam. Có thể nói, trong suốt 143 năm cai trị của mình, triều Nguyễn đã để lại không ít các di sản mà đến nay vẫn là những chủ đề gây ra rất nhiều tranh luận và tốn kém giấy mực trong giới sử học.

Có 72 tác phẩm về giai đoạn Nhà Nguyễn 1802-1945:
sách tư liệu
Nam Hải dị nhân liệt truyện
Phát hành: 1909
Tác giả: Phan Kế Bính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 145
Giới thiệu: Nam Hải dị nhân liệt truyện (chữ Hán: 南海異人列傳, dịch nghĩa: Truyện những người kỳ lạ ở đất Nam Hải), là một tập truyện sưu tầm của Phan Kế Bính về các truyền tích, dã sử nổi tiếng trong giai thoại dân gian Việt Nam. Được in và xuất bản lần đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1909. Trong lần tái bản năm 1916, Lê Văn Phúc có ghi trong phần Lời người hiệu chính: "Sách này có dự vào chương-trình học thi tú-tài, lần này là lần in thứ tư, có hiệu chính lại, và có kê cứu chép thêm vào để ghi cho đủ các bậc anh-hùng hào-kiệt nước Nam ta." Các truyện được thêm vào là truyện Bắc Bình Vương, Gia Long Đế, Tô Hiến Thành, Đào Duy Từ và Trịnh Hoài Đức.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
ảnh tư liệu
Ảnh màu quý hiếm Việt Nam thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc (phần 2)
Tác giả: Léon Busy
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 37
Nguồn: Bảo tàng d'Albert Kahn
Giới thiệu: Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh màu quý hiếm về Việt Nam thời nhà Nguyễn với hình ảnh hoài niệm về một thời cây đa, bến nước, sân đình, ông đồ, cầu Long Biên, sông Tam Bạc, Hà Nội 36 phố phường, Hồ Gươm, Cẩm Phả, vịnh Hạ Long... hiện ra chân thực và sống động...
COI ẢNH
ảnh tư liệu
Ảnh màu quý hiếm Việt Nam thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc (phần 1)
Tác giả: Léon Busy
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 55
Nguồn: Bảo tàng d'Albert Kahn
Giới thiệu: Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh màu quý hiếm về Việt Nam thời nhà Nguyễn với hình ảnh hoài niệm về một thời cây đa, bến nước, sân đình, ông đồ, cầu Long Biên, sông Tam Bạc, Hà Nội 36 phố phường, Hồ Gươm, Cẩm Phả, vịnh Hạ Long... hiện ra chân thực và sống động...
COI ẢNH
sách tư liệu
Vua Gia Long và người Pháp
Phát hành: 2015
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 448
Giới thiệu: Cũng nhờ vào đó mà ta có thể gột rửa nhãn hiệu “bạo chúa”, “Néron Annam”, mà các thừa sai đã gán cho vua Minh Mạng từ hơn 100 năm nay. Cũng nhờ vào những bộ sử này mà ta biết vua Gia Long làm những việc gì, lính Pháp giúp gì cho Nguyễn Ánh? Ai xây thành? Ai đắp luỹ? Ai đóng thuyền? Ai đúc súng? Chúng ta có chứng cớ để bác bỏ hoàn toàn luận điệu của các sử gia thực dân, không những họ đã cướp nước, mà còn cướp cả quá khứ, cả lịch sử của ta nữa. Công việc mênh mông, mà người biết tiếng Pháp ở trong nước ngày càng giảm, nếu không bắt đầu lúc này, thì ai làm hộ, mai sau?
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
Phát hành: 1925
Tác giả: Cao Xuân Dục
Dịch giả: Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 224
Giới thiệu: Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu là một bộ sử trích các phần quan yếu của bộ Quốc Triều Chánh Biên hay Đại nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử Quán triều Nguyễn. Sử chép bằng chữ Hán theo lối biên niên từ đời Gia Long trở về sau. Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu trên được Bộ Học vâng chỉ dụ vua Khải Định vào năm thứ 9 (1924) thực hiện và dịch ra chữ quốc ngữ, để ấn hành ban cấp cho các trường học với nhan đề chữ quốc ngữ: "Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu".
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Thoại Ngọc Hầu: Án Oan của một công thần
Phát hành: 2017
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 2
Giới thiệu: Thoại Ngọc Hầu, một công thần suốt đời tận tuỵ hy sinh vì cơ đồ của nhà Nguyễn. Sinh thời ông rất được các vua Gia Long, Minh Mệnh trọng dụng nhưng khi mất đi chưa được bao lâu thì cũng chính Minh Mệnh đã hài tội ông, còn các sử quan nhà Nguyễn thì trong Đại Nam Chính Biên liệt truyện, theo lối viết Xuân Thu đã xếp ông vào nhóm công thần trọng tội: Lê văn Quân, Nguyễn văn Thoại, Lưu Phước Tường, Đặng Trần Thường, Đỗ Thanh Nhân.( ĐNLT, T2, tr 511, nxb Thuận Hoá 2006)...
VÀO ĐỌC
ảnh tư liệu
45 tấm bản đồ Việt Nam từ năm 905 – 1835 (phần 2)
Người gửi: Ẩn danh
Số trang:
Nguồn: Internet
Giới thiệu: Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng gửi mail góp ý hoặc cùng bàn luận trên group facebook của Việt Sử để bài viết được hoàn thiện.
COI ẢNH
ảnh tư liệu
45 tấm bản đồ Việt Nam từ năm 905 – 1835 (phần 1)
Người gửi: Ẩn danh
Số trang:
Nguồn: Internet
Giới thiệu: Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng gửi mail góp ý hoặc cùng bàn luận trên group facebook của Việt Sử để bài viết được hoàn thiện.
COI ẢNH
clip lịch sử
Hà Nội, Việt Nam vào năm 1884
Tác giả: Michael Rogge
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 6 phút 14 giây
Nguồn: Michael Rogge Youtube channel
Giới thiệu: Hình ảnh cảnh sắc và con người Hà Nội trong giai đoạn mới bước vào thời kỳ Pháp thuộc được tái hiện lại qua những bức vẽ cổ quý giá...
XEM CLIP
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất