Minh Mạng

Minh Mạng (25 tháng 5 năm 1791 – 20 tháng 1 năm 1841) hay Minh Mệnh, là vị hoàng đế thứ hai của Hoàng triều Nguyễn nước Đại Nam. Ông trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Tuy có một số chính sách sai lầm hạn chế, song giới sử gia đương đại vẫn đánh giá Minh Mạng là vị vua kiệt xuất nhất của Hoàng triều Nhà Nguyễn. Đây được xem là thời kỳ thịnh thế cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Chân dung hoàng đế Minh Mạng được minh họa trong cuốn sách Journal of an Embassy to the Courts of Siam and Cochin-China, exhibiting a view of the actual State of these Kingdoms của John Crawfurd (1783-1868), in tại Luân Đôn 1828.

Trong 21 năm trị nước, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách về nội trị. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được xây dựng hùng mạnh. Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc vì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc. Về đối ngoại, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào, ông tiếp tục duy trì chính sách của Gia Long: Bế quan toả cảng, khước từ mọi giao lưu với phương Tây, cấm người dân buôn bán với ngoại quốc, khiến Đại Nam dần tụt hậu do không tiếp thu được các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật.

Có 7 tác phẩm về nhân vật Minh Mạng:
sách tư liệu
Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835)
Phát hành: 2013
Tác giả: Po Dharma
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 286
Giới thiệu: Đây là công trình nghiên cứu khoa học về 33 năm cuối của Vương quốc Chăm-pa, kể từ năm 1802, năm lên ngôi của Nguyễn Ánh tại Huế với danh hiệu Gia Long, người đã có công tái lập lại cơ chế độc lập của Champa, cho tới năm 1835 với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa cuối cùng do Ja Thak Wa lãnh đạo, dẫn đến việc vua Minh Mạng sát nhập phần lãnh thổ cuối cùng của Chăm-pa vào nước Đại Nam. Sự thất bại của cuộc vùng dậy do Ja Thak Wa lãnh đạo vào năm 1835 do vậy có thể coi là trận chiến cuối cùng của dân tộc Champa chống lại triều đình Huế sau ngày vương quốc Champa bị xóa tên trên bản đồ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Minh Mạng – Vị Hoàng Đế sinh nhầm thế kỷ
Phát hành: 4/2021
Tác giả: Dũng Phan
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 24 phút 10 giây
Nguồn: Hùng Ca Sử Việt - Youtube channel
Giới thiệu: Lịch sử Việt Nam có những cái NẾU đau lòng: NẾU Minh Mạng sinh vào thế kỷ 15 thì đã có thể đưa Việt Nam bước lên đỉnh cao của chế độ phong kiến Nho giáo và nhà Minh đã không có cơ hội xâm lược và hủy diệt nước ta; ngược lại NẾU Hồ Quý Ly - Hồ Nguyên Trừng với tư tưởng cải cách mà gặp kĩ nghệ của phương Tây 400 năm sau thì có lẽ nước Việt đã có một cuộc duy tân minh trị không thua kém gì Nhật Bản... Một điều ít người biết là Đại Nam của Minh Mạng là đất nước Á Đông đầu tiên mà vị tổng thống thứ 7 của Mỹ đã chọn để đề xuất giao thương. NẾU như Minh Mạng không từ chối lời đề nghị đó thì lịch sử lại một lần nữa lật trang. Cùng thưởng thức những hùng ca của Sử Việt qua giọng đọc truyền cảm của Đạt Phi...
XEM CLIP
sách tư liệu
Gia Định tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt
Phát hành: 2016
Tác giả: Ngô Tất Tố
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 86
Giới thiệu: Nhận xét về Lê Văn Duyệt, Ngô Tất Tố có viết trong sách: “Xưa nay những đấng anh hùng hào kiệt chép ở trong sách, phần nhiều là hạng mình cao bảy thước, lưng rộng mười gang, diện mạo rất hùng vĩ. Trái lại, Duyệt thì tầm người lùn nhỏ, mặt mũi không lấy gì làm khôi ngô. Vậy mà tinh nhanh, hăng tợn, có tài giỏi lại có sức khỏe. Tánh Duyệt rất ngang tàng, không ưa học văn, chỉ thích học võ..." Phan Thanh Giản có nhận xét như sau: "Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan. Tôi ở kinh thành, ở Bắc thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Sử Việt 12 Khúc Tráng Ca (audio) – Khúc tráng ca thứ nhất
Phát hành: tháng 3 năm 2020
Tác giả: Dũng Phan
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 16 phút 03 giây
Nguồn: Kênh Youtube Hùng Ca Sử Việt
Giới thiệu: Tác phẩm “Sử Việt 12 khúc tráng ca” kể về 12 câu chuyện dựng nước và giữ nước thời phong kiến, được chọn lọc theo tính chất quan trọng và hùng tráng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Cuốn sách là sự kết hợp của những tư liệu lịch sử đã được kiểm chứng, xen kẽ với nhận định và đánh giá của người biên soạn. Tác phẩm kể lại các câu chuyện Sử Việt đầy hấp dẫn bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới, không phải như tiểu thuyết dã sử, nhưng cũng không phải là một tài liệu chuyên khảo khô khan. “Sử Việt 12 khúc tráng ca” hệt như một cuốn phim li kì, với hàng loạt câu hỏi về các nghi án lịch sử, những tranh đoạt hoàng quyền trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Cuốn sách như một bản nhạc, khi thì dồn dập, khi thì bi ai, khi thì hùng tráng, khi thì trầm mặc. Những câu chuyện trập trùng xen kẽ như các khúc ca thăng trầm của dân tộc Việt Nam.
XEM CLIP
sách tư liệu
Quốc sử tạp lục
Phát hành: 1970
Tác giả: Nguyễn Thiệu Lâu
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 729
Giới thiệu: Quốc sử tạp lục bao gồm các bài khảo cứu, tư liệu, bài viết của Nguyễn Thiệu Lâu đăng rải rác trên các tờ báo, mà hồi sinh tiên ông vốn có dự định gom các công trình đó lại thành một cuốn sách nhưng không có cơ hội thực hiện. Rất may là sau khi ông mất bạn bè ông và con cháu ông đã thay ông làm điều đó, để bây giờ chúng ta đã có một cuốn sách vô giá trong công cuộc nghiên cứu về lịch sử dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Vua Gia Long và người Pháp
Phát hành: 2015
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 448
Giới thiệu: Cũng nhờ vào đó mà ta có thể gột rửa nhãn hiệu “bạo chúa”, “Néron Annam”, mà các thừa sai đã gán cho vua Minh Mạng từ hơn 100 năm nay. Cũng nhờ vào những bộ sử này mà ta biết vua Gia Long làm những việc gì, lính Pháp giúp gì cho Nguyễn Ánh? Ai xây thành? Ai đắp luỹ? Ai đóng thuyền? Ai đúc súng? Chúng ta có chứng cớ để bác bỏ hoàn toàn luận điệu của các sử gia thực dân, không những họ đã cướp nước, mà còn cướp cả quá khứ, cả lịch sử của ta nữa. Công việc mênh mông, mà người biết tiếng Pháp ở trong nước ngày càng giảm, nếu không bắt đầu lúc này, thì ai làm hộ, mai sau?
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Thoại Ngọc Hầu: Án Oan của một công thần
Phát hành: 2017
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 2
Giới thiệu: Thoại Ngọc Hầu, một công thần suốt đời tận tuỵ hy sinh vì cơ đồ của nhà Nguyễn. Sinh thời ông rất được các vua Gia Long, Minh Mệnh trọng dụng nhưng khi mất đi chưa được bao lâu thì cũng chính Minh Mệnh đã hài tội ông, còn các sử quan nhà Nguyễn thì trong Đại Nam Chính Biên liệt truyện, theo lối viết Xuân Thu đã xếp ông vào nhóm công thần trọng tội: Lê văn Quân, Nguyễn văn Thoại, Lưu Phước Tường, Đặng Trần Thường, Đỗ Thanh Nhân.( ĐNLT, T2, tr 511, nxb Thuận Hoá 2006)...
VÀO ĐỌC
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất