Kim Dung
Ngày tham gia: chưa rõ
Kim Dung đã chia sẻ 54 tác phẩm với thư viện Việt Sử:
sách tư liệu
Việt Nam văn minh sử lược khảo
Phát hành: 2003
Tác giả: Lê Văn Siêu
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 356
Giới thiệu: Việt Nam Văn Minh Sử là cuốn sách đại cương về lịch sử Việt Nam phác họa một tiến trình văn minh chung. Học giả Lê Văn Siêu, một cây bút lão thành đã quá cố, trải qua bao năm tháng dạy học và dày công khảo cứu đã giới thiệu với chúng ta về nền văn minh của Việt tộc, Văn Lang và Đại Việt. Với một bút lực dồi dào, Việt Nam văn Minh Sử chính là dấu ấn một đời cầm bút của Lê Văn Siêu... Sách này gồm 4 phần: Tập Thượng gồm quyển 1, "Văn minh Văn Lang"( từ nguồn gốc dến cuối đời vua Hùng) và quyển 2, "Văn minh Lạc Việt" (từ nhà Thục đến trận Bạch Đằng của Ngô Quyền). Tập Trung sẽ gồm quyển 3, "Văn minh Đại Việt" (từ thế kỷ thứ 10 đến hết nhà Lê, thế kỷ 18). Tập Hạ sẽ gồm quyển 4, Văn minh Việt Nam (từ nhà Nguyễn 1802 đến hiện đại).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tâm lý dân tộc An Nam
Phát hành: 1904
Tác giả: Paul Giran
Dịch giả: Phan Tín Dụng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 203
Giới thiệu: Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran - một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam. Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Phát hành: 1971
Tác giả: Bình Nguyên Lộc
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 974
Giới thiệu: "...Các nhà bác học, các nhà học giả, các sử gia ta lại có cái khuyết điểm này là họ lập trước một giả thuyết rồi cố lượm lặt những gì khả dĩ củng cố được giả thuyết của họ để chứng minh giả thuyết đó. Lối làm việc ấy thường đưa ta tới sai lầm, vì chính con người của ta chủ quan, tìm đủ cách để giúp cho ta có lý. Phải làm việc với một khối óc và một tấm lòng trống trơn định kiến, không buồn đoán tổ tiên là ai, để chính sự việc tự do đưa ta tới cái đích nào đó, có thể cái đích đó mới thật là cái đích không bị khuynh hướng nào hướng dẫn tới cả mà chỉ có tài liệu và sự kiện cho xuất hiện ra mà thôi. Tổ tiên ta là Tây, là Tàu, là “Mọi”, ta cũng đừng ham, đừng lo, đừng phấn khởi, đừng thất vọng. Kẻ tìm tòi, thoạt tiên phải là một anh mù hoàn toàn, mà anh mù đó cũng không nên có ý định nào hết, trừ ý định tìm biết một sự thật mà y hoàn toàn mù tịt. Chỉ trong điều kiện đó, y mới mong đi tới một sự thật hoàn toàn không bị chính y bóp méo, hoặc không bị tài liệu gạt gẫm. Vâng, tài liệu rất gạt gẫm khi ta đang cố ý tìm nó. Ta thấy nó hơi phục vụ ta được, ta vội chụp ngay để mà dùng. Thế là ta bị mắc bẫy ngay bởi nó nói một đàng mà ta hiểu đàng khác vì ta đang quá cần nó nói theo ta..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Bách Việt tiên hiền chí
Phát hành: 1554
Tác giả: Âu Đại Nhậm
Dịch giả: Trần Lam Giang
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 358
Giới thiệu: Bộ sử cổ “Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư” là bộ sử liên quan đến Việt tộc, do sử gia Âu Ðại Nhậm viết xong vào năm Gia Tĩnh thứ 33 (1554). Lần đầu tiên bộ sử này được dịch sang Việt ngữ bởi giáo sư Trần Lam Giang. Nội dung chính của quyển sách viết về 105 vị tiền nhân gốc Việt, trong đó có một số nhân vật đã trở thành nhân vật lịch sử, văn hóa vào bậc nhất mà người Tàu thường phô trương để hãnh diện... Tác giả Âu Ðại Nhậm đã vận dụng cách “lách” tài tình để cuốn sách sử này được lưu truyền ngay trong lòng người TQ những kẻ luôn có dã tâm hủy diệt chứng liệu các dân tộc hình thành Trung Hoa. Dù thế, cuốn sách cũng trải qua 500 năm thăng trầm lưu lạc, trù dập. Cuối cùng, được xếp vào “Tứ Khố Toàn Thư”, là bốn kho tàng trữ sách của triều Minh...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lê Duy Kỳ (1766-1793) đáng thương hay đáng trách?
Phát hành: 2012
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Những đề cập về Lê Duy Kỳ trong sách vở đều cho rằng ông hèn yếu, kém khả năng tưởng như khi làm vua ông vẫn được hành động hoàn toàn tự do theo chủ kiến và ý thích riêng của mình. Thực tế cho thấy mỗi quyết định, mỗi biến chuyển đều có những nguyên nhân rất xa không dễ dàng phát hiện. Cuộc đời vua Chiêu Thống – cũng như chiếc ngai vàng của nhà Lê những năm sau cùng - chỉ là một chiếc lá giữa dòng, mặc cho nước cuốn tới đâu thì cuốn, không thể nào cưỡng lại được. Ðể nhận định về vua Chiêu Thống cho được công bằng, chúng ta cần nhìn lại con người trong thời buổi mà ông sống, không thể chỉ dựa vào yêu ghét qua “tin đồn”. Ông chỉ là một con chim trong lồng, một bóng mờ chính trị, một người bị rơi vào giữa một đám đông xô đẩy, mọi vấn đề đều do những sắp xếp ngoài tầm tay...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Nguồn gốc, lịch sử và cấu trúc của chữ Nôm từ bối cảnh văn hóa Đông Á
Phát hành: 2015
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 15
Giới thiệu: Vấn đề đầu tiên đặt ra cho bất cứ ai muốn học tập, tìm hiểu chữ Nôm vẫn là câu hỏi “Chữ Nôm có từ bao giờ?” Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chữ Nôm đã đưa ra nhiều giả thuyết.... Từ cái nhìn tổng quan, các các giả thuyết được xây dựng trên hai hệ tiêu chí. Thứ nhất là yếu tố ngôn ngữ - văn tự (cụ thể là âm Hán Việt, văn tự,…), có thể coi đây là giả thuyết được xây dựng theo cứ liệu “nội chứng”. Ngược lại với nó là giả thuyết được xây dựng theo những cứ liệu “ngoại chứng” (gồm các tư liệu của lịch sử, văn hóa dân gian: truyền thuyết, huyền thoại…). Tuy nhiên, đây không phải là bài tổng thuật, mà chỉ tiến hành giới thiệu những thành tựu nghiên cứu mới nhất về loại văn tự này...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Nguyên nhân Thanh triều động binh
Phát hành: 12/2004
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 57
Giới thiệu: Người viết bài khi còn nhỏ cũng đã mê say cuốn thiểu thuyết chương hồi - hay lịch sử tiểu thuyết, lịch sử ký sự.. tùy theo từng tác giả - Hoàng Lê Nhất Thống Chí này và cũng bị ảnh hưởng hưởng khá nặng nề. Thế nhưng đến một lúc nhìn ra đây chỉ là một cuốn sách viết để mua vui, người nghiên cứu phải có can đảm gạt bỏ những chi tiết được miêu tả một cách chủ quan thiếu căn cứ, đối chiếu với những tài liệu khác có cơ sở, để giai đoạn lịch sử này được nhìn lại cho ăn khớp với các quốc gia khác - mà cũng nhất quán với chính sử Việt Nam trước và sau thời kỳ Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và vua Càn Long
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 6
Giới thiệu: Tôi tự hỏi, nếu như Nguyễn Huệ nghe lời vua anh chỉ phát triển thực lực để làm chúa phương Nam, không đánh ra Bắc và tập trung nỗ lực vào việc loại trừ dư đảng nhà Nguyễn, thì vương triều kế tiếp sẽ là nhà Nguyễn Tây Sơn... Đúng như dự tính của Nguyễn Nhạc, vương triều Tây Sơn sẽ bành trướng thế lực sang Chân Lạp và Xiêm La, hình thành một quốc gia “tròn trịa” hơn, đất đai phì nhiêu hơn đóng vai một cửa ngõ quốc tế và nhất là không tiếp cận với Trung Hoa, tránh được những đe doạ trực tiếp từ phương Bắc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876
Phát hành: 1881
Tác giả: Trương Vĩnh Ký
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 32
Giới thiệu: Với tâm thế chủ động của kẻ lên đường vì chính “sự đi”, Trương Vĩnh Ký đã thu nhận được nhiều điều lý thú và đưa vào trong thiên du ký. Trong đó, ông đặc biệt chú ý tiếp cận và ký chép kỹ càng về những cuộc tiếp xúc với các nhân vật ở địa phương, các phong tục tập quán và các danh lam thắng tích… đã được tận mắt chứng kiến. Dường như đây cũng chính là những dạng du lịch phổ biến nhất của lữ hành đương đại; được khái quát thành các thuật ngữ có tính chất chuyên ngành như tham quan học tập (study tour), du lịch văn hóa (cultural travel), du lịch sinh thái (ecology travel). Cách tiếp cận đối tượng, cách hành xử trong từng tình huống cụ thể của họ Trương gợi ý cho ta nhiều điều thú vị.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đóng góp khác
Tác phẩm đã dịch

Chưa có

Tác phẩm đã viết

Chưa có

Tất cả người gửi bài
Chia sẻ nhiều nhất
54 tác phẩm
38 tác phẩm
25 tác phẩm
17 tác phẩm
6 tác phẩm
5 tác phẩm