Kim Dung
Ngày tham gia: chưa rõ
Kim Dung đã chia sẻ 54 tác phẩm với thư viện Việt Sử:
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 1/4
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 56
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Bộ sách đã được Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa nghiên cứu biên dịch và đã sắp xếp tại làm 4 tập. Tập 1: Tiền biên bao gồm từ cuốn đầu tiên cuốn 6.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Sử toàn thư
Phát hành: 1960
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 442
Giới thiệu: Việt Sử Toàn Thư trình bày những sự kiện lịch sử của Việt Nam, được chia làm ba phần chính từ thời Bắc thuộc, đến Việt Nam trên đường độc lập và thời kỳ Việt Nam mất độc lập vào tay Pháp. Theo lời tác giả, cuốn sách này là phiên bản rút gọn của bộ 7 cuốn Việt Sử tân biên của chính ông, đã giản lược để dễ tiếp thụ với các độc giả không chuyên về sử. Tác giả mong muốn bổ sung vào kho sử liệu của Việt Nam vốn được truyền lại từ thời xưa mang nặng tư tưởng phong kiến, đế quốc: "...ta phải có những cuốn sử mới viết theo quan niệm rộng rãi và tinh thần phóng khoáng của trào lưu dân chủ ngày nay cùng gồm thâu được nhiều điều mới lạ do sự khám phá hay sưu tầm của các học giả cận đại, hiện đại."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802
Phát hành: 2017
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 418
Giới thiệu: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18. Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Gia Định thành thông chí (full)
Phát hành: 2004
Tác giả: Trịnh Hoài Đức
Dịch giả: Huỳnh Văn Tới, Lý Việt Dũng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 116
Giới thiệu: Quyển sách này ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất này từ năm 1698 cho đến những năm đầu thế kỷ 19. Gia Định hay Gia Định thành ban đầu vốn là tên gọi để dùng toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam. Cho nên bộ sách viết về cả miền Gia Định, hay Nam Bộ xưa. Nguyên bản (bản khắc gỗ) hiện nay không thấy. Sách gồm toàn bộ sáu quyển, đóng làm 3 tập khổ 17x30 cm, chữ hàng 8 (8 cột), mỗi hàng 21 chữ. Mỗi quyển viết về một phương diện khác nhau: Quyển 1 - Tinh dã chí, Quyển 2 - Sơn xuyên chí, Quyển 3 - Cương vực chí, Quyển 4 - Phong tục chí, Quyển 5- Vật sản chí, Quyển 6 - Thành trì chí.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 1/10
Phát hành: 2002
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 1079
Giới thiệu: Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập một bao gồm phần Tiền biên (từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Chúa Nguyễn Phúc Thuần) và Chính biên-Kỷ thứ nhất (từ đời Gia Long 1778 đến 1819).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tứ bình thực lục thời chúa Trịnh
Phát hành: 2009, NXB Văn hóa - Thông tin
Dịch giả: Đinh Khắc Thuần, Hồng Phi
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 403
Giới thiệu: Đây là các bộ thực lục ghi về các cuộc bình định của chúa Trịnh Doanh (1740-1767) và Trịnh Sâm (1767-1782) do các sử gia đi theo quân ngũ trực tiếp ghi lại nên khá sống động và trung thực. Tập sách này hoàn thành cùng với tâm huyết của Hậu duệ đời thứ 8 chúa Trịnh Sâm là Trịnh Hải... Đây là công trình dịch thuật, nghiên cứu công phu với mục đích cung cấp thêm tư liệu về tài năng quân sự cũng như đức độ của chúa Trịnh Sâm, là "loại sách bổ sung cho chính sử", "chỉ căn cứ vào sự thực mà sao chép ra"...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Sài Gòn năm xưa
Phát hành: 1960, Nhà sách Khai Trí
Tác giả: Vương Hồng Sển
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại: Đến bây giờ, các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng"Sài" "Gòn", chẳng biết từ đâu, bởi đâu mà có. Kẻ nói vầy, người nói khác, không ai chịu ai. Tranh luận mãi càng thêm rối trí, không bổ ích vào đâu. Một điều an ủi chung cho hạng gàn như tôi là chính trong tập khảo cứu năm 1885, nhà bác học uyên thâm trong Nam, cụ Trương Vĩnh Ký, cũng tỏ ra bối rối như ai! Để dọn đường tìm hiểu thêm về nguồn gốc "Sài Gòn" của người Việt, chúng tôi trước tiên, xin tóm tắt cuộc Nam tiến...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835)
Phát hành: 2013
Tác giả: Po Dharma
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 286
Giới thiệu: Đây là công trình nghiên cứu khoa học về 33 năm cuối của Vương quốc Chăm-pa, kể từ năm 1802, năm lên ngôi của Nguyễn Ánh tại Huế với danh hiệu Gia Long, người đã có công tái lập lại cơ chế độc lập của Champa, cho tới năm 1835 với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa cuối cùng do Ja Thak Wa lãnh đạo, dẫn đến việc vua Minh Mạng sát nhập phần lãnh thổ cuối cùng của Chăm-pa vào nước Đại Nam. Sự thất bại của cuộc vùng dậy do Ja Thak Wa lãnh đạo vào năm 1835 do vậy có thể coi là trận chiến cuối cùng của dân tộc Champa chống lại triều đình Huế sau ngày vương quốc Champa bị xóa tên trên bản đồ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt điện U linh tập (đất nước Việt thiêng liêng)
Phát hành: 1329
Tác giả: Lý Tế Xuyên
Dịch giả: Trịnh Đình Rư
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 87
Giới thiệu: Việt điện u linh tập được viết vào thế kỷ 14, ban đầu có 27 truyện kể về các vị thần linh được thờ ở Việt Nam, gồm các vua chúa (nhân quân), bề tôi trung liệt (nhân thần), thần sông, thần núi (hạo khí anh linh). Sau có một số chuyện do người đời sau thêm vào. Nguyễn Phương Chi trong Từ điển văn học (bộ mới) viết: "Việt điện u linh tập" được viết ra trong một thời đại xa xưa nên không khỏi mang những hạn chế do điều kiện lịch sử... Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến... Tuy nhiên, nếu tước đi cái vỏ tôn giáo thì đằng sau câu chuyện của các thần linh lại bao trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đóng góp khác
Tác phẩm đã dịch

Chưa có

Tác phẩm đã viết

Chưa có

Tất cả người gửi bài
Chia sẻ nhiều nhất
54 tác phẩm
37 tác phẩm
25 tác phẩm
17 tác phẩm
6 tác phẩm
5 tác phẩm