Tùng Nguyễn
Tùng Nguyễn

Tùng Nguyễn - nguyên quán Hải Phòng, là lập trình viên, một trong những nhà sáng lập Việt Sử. Anh là nhà nghiên cứu sử học tại gia với vô số lần lân la coi các clips lịch sử trên youtube, các bài bình loạn lịch sử trên các group facebook. Niềm đam mê của anh bắt đầu từ đó...

Nhiều bạn bè, đồng nghiệp có lúc cười nhạo cho rằng anh là kẻ rảnh rỗi, kẻ "đi ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng"...

Tuy nhiên, có những lúc anh gặp được những người bạn cùng chí hướng. Tuy hiếm gặp, nhưng họ cũng như anh, luôn bền chí với cái tâm cống hiến vô tư.

Và từ đó, sự ủng hộ lớn dần, với những người bạn, người cộng sự mới từ khắp nơi tìm đến. Họ đã và sẽ chinh phục nhiều thử thách, cùng nhau...

Ngày tham gia: 21/12/2020
Tùng Nguyễn đã chia sẻ 26 tác phẩm với thư viện Việt Sử:
báo cáo
Những đại gia cao su (Global Witness)
Phát hành: 2013
Tác giả: Global Witness
Dịch giả: Tùng Nguyễn, Việt Sử team
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 104
Giới thiệu: Campuchia và Lào đang lâm vào một vấn nạn xâm chiếm đất đai bởi các “đại gia cao su” Việt Nam. Báo cáo này sẽ công bố làm thế nào mà hai trong những công ty lớn nhất ở Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tập Đoàn Cao Su Việt Nam (VRG), đã thuê những dải đất trồng bạt ngàn rộng lớn tại Lào và Campuchia, với những hậu quả tai hại cho dân cư địa phương và môi trường sống. Mối liên hệ mật thiết với những cá nhân tham nhũng trong thượng tầng chính giới cũng như trong giới kinh doanh đã cho họ đặc quyền miễn nhiễm với luật pháp, và những hợp đồng được che đậy trong bí mật, cũng như được cho vay vốn từ những tổ chức tài chính quốc tế như Ngân Hàng Đức và Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
ảnh tư liệu
Ảnh màu quý hiếm Việt Nam thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc (phần 2)
Tác giả: Léon Busy
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 37
Nguồn: Bảo tàng d'Albert Kahn
Giới thiệu: Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh màu quý hiếm về Việt Nam thời nhà Nguyễn với hình ảnh hoài niệm về một thời cây đa, bến nước, sân đình, ông đồ, cầu Long Biên, sông Tam Bạc, Hà Nội 36 phố phường, Hồ Gươm, Cẩm Phả, vịnh Hạ Long... hiện ra chân thực và sống động...
COI ẢNH
ảnh tư liệu
Ảnh màu quý hiếm Việt Nam thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc (phần 1)
Tác giả: Léon Busy
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 55
Nguồn: Bảo tàng d'Albert Kahn
Giới thiệu: Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh màu quý hiếm về Việt Nam thời nhà Nguyễn với hình ảnh hoài niệm về một thời cây đa, bến nước, sân đình, ông đồ, cầu Long Biên, sông Tam Bạc, Hà Nội 36 phố phường, Hồ Gươm, Cẩm Phả, vịnh Hạ Long... hiện ra chân thực và sống động...
COI ẢNH
sách tư liệu
Lam Sơn thực lục
Phát hành: 1956
Tác giả: Nguyễn Trãi
Dịch giả: Bảo Thần
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 35
Giới thiệu: Sách ghi chép tóm tắt quá trình khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-1427). Nguyên bản bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết, Lê Lợi đề tựa và kí là Lam Sơn động chủ. Tuy người đời sau có sửa chữa, thêm bớt, Lam Sơn thực lục vẫn là tài liệu có giá trị lịch sử chân thực.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
Phát hành: 1998
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 1002
Giới thiệu: Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn theo thể biên niên dựa trên cơ sở Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, có tham khảo các sách sử của Trung Quốc cùng các sách sử khác của Việt Nam. Tài liệu tham khảo của Cương mục khoảng trên 200 bộ, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... cùng các sách sử của Trung Quốc. Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên). Nội dung bao gồm: Quyển thủ: Ghi lại dụ chỉ, tấu nghị, phàm lệ, biểu dâng, mục lục, chức danh. Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân. Chính biên: Từ năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống). 2 quyển chép về nhà Đinh và nhà Tiền Lê. 3 quyển chép về nhà Lý. 5 quyển chép về nhà Trần. 37 quyển chép về nhà Hậu Lê.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Việt sử ký toàn thư
Phát hành: 1479
Tác giả: Ngô Sĩ Liên
Dịch giả: Viện khoa học xã hội Việt Nam
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 1501
Giới thiệu: Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Được viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Cuộc đối đầu Campuchia – Việt Nam
Phát hành: 1979
Tác giả: Stephen P. Heder
Dịch giả: Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Người gửi: Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Số trang: 30
Giới thiệu: Bài viết mà chúng tôi muốn giới thiệu dưới đây được hoàn thành chỉ 2 tháng trước sự sụp đổ của chế độ Khơ-me đỏ, sẽ cho chúng ta một góc nhìn chân thực về nguyên nhân, tiền đề cũng như những ngòi nổ đã tạo nên bầu không khí nồng nặc thuốc súng trong quan hệ giữa hai nước cộng sản đã từng là đồng minh chống Mỹ: nước Kampuchea Dân chủ và nước CHXHCN Việt Nam. Hệ quả của nó là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam - Khơ-me Đỏ, và cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Ho Chi Minh – the missing years (chapter 6) – bản dịch
Phát hành: 2002
Tác giả: Sophie Quinn-Judge
Dịch giả: Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Người gửi: Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Số trang: 23
Giới thiệu: Đây là một công trình sử học công phu được nghiên cứu hết sức tỉ mỉ của sử gia Sophie Quinn Judge được xuất bản thành sách với đầu đề “Ho Chi Minh –The missing years” (HCM – Những năm tháng bí mật), nói về thời kỳ mấy chục năm lưu lạc nước ngoài của nhân vật lịch sử Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với những điều bí ẩn chưa được lý giải. Vai trò của NAQ/HCM trong phong trào Quốc tế cộng sản nói chung và trong ĐCS Đông Dương nói riêng, trước khi ông quay lại VN năm 1941, thực sự đến đâu? NAQ thời trai trẻ có phải là người cộng sản không, hay ông chỉ muốn dùng CNCS như một công cụ để đi đến cái đích giải phóng dân tộc? Chương 6 mà chúng tôi trích dịch sẽ hé lộ đôi chút về những gian truân của HCM tại Liên Xô mà các tài liệu chính thống ít nhắc tới...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Tất cả người gửi bài
Chia sẻ nhiều nhất
54 tác phẩm
38 tác phẩm
26 tác phẩm
17 tác phẩm
6 tác phẩm
5 tác phẩm