Các chúa Trịnh cùng với vương triều Lê – Trịnh xuất hiện trong lịch sử nước ta ở ba thế kỷ XVI, XVII và XVIII là một hiện tượng đặc biệt chưa từng có trong lịch sử phong kiến nước ta. Có vua Lê và chúa Trịnh cùng cầm quyền cai trị đất nước, tuy nhiên vua Lê không có thực quyền mà quyền hành đều nằm trong tay phủ Chúa, có triều đình và quan lại riêng.
Các chúa Trịnh cầm quyền từ năm 1545 đến năm 1786, tổng cộng 241 năm, được 11 đời chúa. Nếu kể cả Trịnh Kiểm và Trịnh Cối là có 13 chúa. Xét ra đời Trịnh Cán, Trịnh Khải và Trịnh Bồng có thời gian cai trị ngắn và rối ren nên thường chỉ tính 8 đời cầm quyền vững vàng, thịnh trị từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm, không tính Trịnh Giang, đúng như lời “sấm ngữ”. Thời gian nắm quyền của các chúa Trịnh là dài so với các Triều đại nhà Trần, Mạc, Tiền Lê, Hồ cũng như nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn sau này, ổn định đất nước trong thời Nam –Bắc triều phân tranh.
Các chúa Trịnh đã tránh một số vấn đề quản lý triều đình bằng cách lựa chọn người giỏi nhất từ thế hệ trẻ họ Trịnh để cai trị đất nước. Thứ bậc anh em không được họ Trịnh coi trọng nhiều và đã có lời nói rằng đứa con thứ hai sẽ trở thành người lãnh đạo tốt hơn.
Trịnh Kiểm: 1545-1570 (25 năm)
Trịnh Cối: 1570
Bình An vương Trịnh Tùng: 1570-1623 (53 năm)
Thanh Đô vương Trịnh Tráng: 1623-1657 (34 năm)
Tây Định vương Trịnh Tạc: 1657-1682 (25 năm)
Định Nam vương Trịnh Căn: 1682-1709 (27 năm)
An Đô vương Trịnh Cương: 1709-1729 (20 năm)
Uy Nam vương Trịnh Giang: 1729-1740 (11 năm)
Minh Đô vương Trịnh Doanh: 1740-1767 (27 năm)
Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm: 1767–1782 (15 năm)
Điện Đô vương Trịnh Cán: 9-10/1782 (1 tháng)
Đoan Nam vương Trịnh Tông: 10/1782-1786 (4 năm)
Án Đô vương Trịnh Bồng: 1786-1787 (1 năm)