Mao Trạch Đông

Mao Trạch Đông (Phồn thể: 毛澤東; giản thể: 毛泽东; bính âm: Máo Zédōng; 26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976), là một nhà cách mạng người Trung Quốc, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thành lập năm 1949 cho đến khi ông qua đời năm 1976. Là một người theo chủ nghĩa Marx-Lenin, lí thuyết, chiến lược quân sự, chính sách chính trị của ông được gọi chung là chủ nghĩa Mao.

Mao Trạch Đông năm 1959

Mao được coi là một trong những nhân vật quan trọng và ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới hiện đại. rong suốt thời đại của Mao, Trung Quốc đã liên quan tới Chiến tranh Triều Tiên, Chia rẽ Trung-Xô, Chiến tranh Việt Nam và sự trỗi dậy của Khmer Đỏ.

Những người phản đối Mao Trạch Đông cho rằng các chính sách sai lầm của ông đã phá huỷ văn hoá truyền thống Trung Quốc và vi phạm nhân quyền, khoảng 40 đến 70 triệu người đã chết trong thời kỳ lãnh đạo của ông vì các nguyên nhân như thiên tai, nạn đói, chiến tranh, lao động khổ sai và xử bắn, trở thành một trong những giai đoạn có tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử nhân loại.

Có 2 tác phẩm về nhân vật Mao Trạch Đông:
góc nhìn
Bác sĩ riêng của Mao
Phát hành: 1994
Tác giả: Lý Chí Thỏa
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 760
Giới thiệu: Bác sĩ Lý thường đặt Mao trong sử sách Trung quốc. Vị lãnh tụ rất thích các tiểu sử đầy mưu mẹo ranh ma và xảo quyệt của các kẻ thống trị đời trước. Họ đã dạy Mao Chủ tịch cả về chiến thuật lẫn chiến lược đấu đá với kẻ thù của mình. Mao đã nổi bật về mưu mô xảo quyệt và một kịch sĩ... Hình mẫu cuộc sống của Mao là sự kết hợp chủ nghĩa khổ hạnh và xa hoa, sự lười biếng đến lạ lùng và khả năng làm việc đặc biệt. Phần lớn thời gian Mao nằm trên giường hoặc trên trường kỷ trong bể bơi. Ông ta có thể cả ngày đi lại trần truồng, thích thức ăn béo ngậy, thay cho việc đánh răng, ông xúc miệng bằng nước chè và bồng bế lên giường những cô gái thôn dã chanh cốm. [...]Năm năm sau cái chết của Mao, Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc ra quyết định trong đó Mao được phong là nhà cách mạng vĩ đại đóng góp vào sự phát triển của Trung hoa và giảm lỗi của Mao đi đáng kể. Trong cuốn sách này chứng minh ngược lại. Tác giả vững tin chứng minh rằng sự kết hợp quyền lực tuyệt đối vớiý tưởng phiêu lưu chỉ đẻ ra tội ác vĩ đại. Không có một cuốn sách nào về tiểu sử người cầm lái vĩ đại lại tỷ mỷ và khách quan như hồiký của Lý Chí Thỏa.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Đêm giữa ban ngày
Phát hành: 1997
Tác giả: Vũ Thư Hiên
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1440
Giới thiệu: Được nhà văn Vũ Thư Hiên viết sau 9 năm bị giam cầm không xét xử do hệ lụy từ Vụ án xét lại chống Đảng. Đáng chú ý trong cuốn hồi ký là những lời tâm sự của tác giả về lý tưởng mà ông trước đó đã theo đuổi, từ bỏ cái mà ông gọi là “ảo ảnh về một thiên đường dưới thế”. Nhà văn Vũ Thư Hiên không phải đảng viên Cộng Sản nhưng có nhiều năm kề cận bên cạnh Hồ Chí Minh, vì là con của ông Vũ Đình Huỳnh, một đảng viên Cộng Sản từ thập niên 1930 và bí thư của Hồ Chí Minh từ 1945. Ông Vũ Đình Huỳnh chống lại các chủ trương Cải Cách Ruộng Đất, đàn áp trí thức trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm và cho rằng đảng Cộng Sản đã phản bội quyền lợi đất nước nên năm 1967 bị bắt giam. Lúc đó, Vũ Thư Hiên mới du học từ Nga về, hoạt động trong ngành báo chí và điện ảnh miền Bắc Việt Nam cũng bị bắt giam cùng với cha và nhiều nhân vật Cộng Sản tên tuổi khác cho tới năm 1976.
VÀO ĐỌC
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất