Nguyễn Ánh (Gia Long)
Chân dung phổ biến của vua Gia Long

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), tên húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎) là nhà chính trị, nhà quân sự và là vị hoàng đế sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ (阮世祖). Trong suốt thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Gia Long (嘉隆), nên thường được gọi là Gia Long Đế.

Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ vào năm 1777, ông trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục ngôi vị. Ban đầu Nguyễn Ánh chịu nhiều thất bại lớn, phải nhận là chư hầu để cầu viện quân Xiêm La đánh vào Nam Bộ, rồi lại hứa cắt lãnh thổ đất nước cho Pháp để nước này xuất quân sang đánh Tây Sơn, ông cũng từng hỗ trợ 50 vạn cân gạo cho quân Thanh khi đội quân này kéo sang nước Đại Việt đánh nhà Tây Sơn.

Về sau, lúc Tây Sơn suy yếu sau cái chết đột ngột của vua Quang Trung, ông đã giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, thống nhất đất nước và kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam. Triều đại của Gia Long đã chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam. Ông cũng quyết định đóng kinh đô tại Phú Xuân (Huế) dù vùng này khá chật hẹp và ít dân, một phần vì lo ngại người dân phía Bắc vẫn còn muốn khôi phục nhà Hậu Lê. Lãnh thổ nước Việt thời Gia Long về cơ bản được định hình giống như ngày nay, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuy nhiên diện tích miền Trung đã bị thu hẹp lại do Gia Long cắt vùng Trấn Ninh (rộng khoảng 45.000 km²) cho vương quốc Vạn Tượng để nhận lấy sự ủng hộ của họ trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn (vùng này ngày nay là lãnh thổ của Lào). Với việc cắt Trấn Ninh cho Lào, Gia Long là ông vua trao lãnh thổ đất nước cho ngoại quốc nhiều thứ 2 trong lịch sử Việt Nam (chỉ kém việc chắt nội của ông là vua Tự Đức đã cắt cả Nam Kỳ Lục tỉnh cho thực dân Pháp).

Có 16 tác phẩm về nhân vật Nguyễn Ánh (Gia Long):
sách tư liệu
Gia Định tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt
Phát hành: 2016
Tác giả: Ngô Tất Tố
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 86
Giới thiệu: Nhận xét về Lê Văn Duyệt, Ngô Tất Tố có viết trong sách: “Xưa nay những đấng anh hùng hào kiệt chép ở trong sách, phần nhiều là hạng mình cao bảy thước, lưng rộng mười gang, diện mạo rất hùng vĩ. Trái lại, Duyệt thì tầm người lùn nhỏ, mặt mũi không lấy gì làm khôi ngô. Vậy mà tinh nhanh, hăng tợn, có tài giỏi lại có sức khỏe. Tánh Duyệt rất ngang tàng, không ưa học văn, chỉ thích học võ..." Phan Thanh Giản có nhận xét như sau: "Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan. Tôi ở kinh thành, ở Bắc thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Sử Việt 12 Khúc Tráng Ca (audio) – Khúc tráng ca thứ nhất
Phát hành: tháng 3 năm 2020
Tác giả: Dũng Phan
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 16 phút 03 giây
Nguồn: Kênh Youtube Hùng Ca Sử Việt
Giới thiệu: Tác phẩm “Sử Việt 12 khúc tráng ca” kể về 12 câu chuyện dựng nước và giữ nước thời phong kiến, được chọn lọc theo tính chất quan trọng và hùng tráng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Cuốn sách là sự kết hợp của những tư liệu lịch sử đã được kiểm chứng, xen kẽ với nhận định và đánh giá của người biên soạn. Tác phẩm kể lại các câu chuyện Sử Việt đầy hấp dẫn bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới, không phải như tiểu thuyết dã sử, nhưng cũng không phải là một tài liệu chuyên khảo khô khan. “Sử Việt 12 khúc tráng ca” hệt như một cuốn phim li kì, với hàng loạt câu hỏi về các nghi án lịch sử, những tranh đoạt hoàng quyền trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Cuốn sách như một bản nhạc, khi thì dồn dập, khi thì bi ai, khi thì hùng tráng, khi thì trầm mặc. Những câu chuyện trập trùng xen kẽ như các khúc ca thăng trầm của dân tộc Việt Nam.
XEM CLIP
sách tư liệu
Quốc sử tạp lục
Phát hành: 1970
Tác giả: Nguyễn Thiệu Lâu
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 729
Giới thiệu: Quốc sử tạp lục bao gồm các bài khảo cứu, tư liệu, bài viết của Nguyễn Thiệu Lâu đăng rải rác trên các tờ báo, mà hồi sinh tiên ông vốn có dự định gom các công trình đó lại thành một cuốn sách nhưng không có cơ hội thực hiện. Rất may là sau khi ông mất bạn bè ông và con cháu ông đã thay ông làm điều đó, để bây giờ chúng ta đã có một cuốn sách vô giá trong công cuộc nghiên cứu về lịch sử dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tây Sơn thuật lược
Phát hành: 1971
Tác giả: Vô danh
Dịch giả: Tạ Quang Phát
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 51
Giới thiệu: Tây Sơn thuật lược (chữ Hán: 西山述略) là nhan đề một cuốn tùng thư của tác giả vô danh thị, kể vắn tắt những sự việc xảy ra dưới triều Tây Sơn. Hiện chưa rõ tác phẩm xuất hiện vào năm nào, tuy nhiên lần đầu tiên được đăng trên Nam Phong tạp chí số 148 và nguyên bản đang tàng trữ tại thư viện Société Asiatique Paris. Căn cứ theo nội dung sách, tác giả đứng ở quan điểm chính thống triều Nguyễn để gọi triều Tây Sơn là ngụy Tây, do vậy rất có thể tác phẩm này được soạn vào hồi Nguyễn sơ. Thời gian được kể khởi đầu bằng sự kiện Nguyễn Văn Nhạc cùng em là Huệ cầm quân tiến đánh Phú Xuân, tức năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777), và kết thúc bởi sự kiện xa giá Gia Long tiến ra Thăng Long diệt dư đảng Tây Sơn, tức năm Bảo Hưng thứ 2 (1802). Mỗi sự việc được liệt kê thường có kèm bình chú của tác giả, giọng điệu khá chau chuốt và phong phú. Nhìn chung, lối chép ngắn và tản mạn, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều sai sót về thực sử và mốc thời gian.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Vua Gia Long và người Pháp
Phát hành: 2015
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 448
Giới thiệu: Cũng nhờ vào đó mà ta có thể gột rửa nhãn hiệu “bạo chúa”, “Néron Annam”, mà các thừa sai đã gán cho vua Minh Mạng từ hơn 100 năm nay. Cũng nhờ vào những bộ sử này mà ta biết vua Gia Long làm những việc gì, lính Pháp giúp gì cho Nguyễn Ánh? Ai xây thành? Ai đắp luỹ? Ai đóng thuyền? Ai đúc súng? Chúng ta có chứng cớ để bác bỏ hoàn toàn luận điệu của các sử gia thực dân, không những họ đã cướp nước, mà còn cướp cả quá khứ, cả lịch sử của ta nữa. Công việc mênh mông, mà người biết tiếng Pháp ở trong nước ngày càng giảm, nếu không bắt đầu lúc này, thì ai làm hộ, mai sau?
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế – Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18
Phát hành: 2013
Tác giả: Li Tana
Dịch giả: Nguyễn Nghị
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 288
Giới thiệu: Tác giả đã xuất bản nhiều công trình khoa học về lịch sử Việt Nam. Riêng công trình nghiên cứu về Đàng Trong này đã được nhiều nhà Việt Nam học nổi tiếng như Alexander Woodside, David Chandler, Anthony Reid... đánh giá cao và coi như là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Hoàng Lê nhất thống chí
Phát hành: 1804
Tác giả: Ngô Gia Văn Phái
Người gửi: Sử Sinh
Số trang: 246
Giới thiệu: Hoàng Lê nhất thống chí (chữ Hán: 皇黎⼀統志) hay còn gọi là An Nam nhất thống chí, là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của triều đại nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê của Ngô gia văn phái. Tác phẩm này có thể xem như là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự thống nhất của nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ 18 và mấy năm đầu thế kỷ 19. Cuốn tiểu thuyết này có tất cả 17 hồi.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất