Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Đông Kinh Nghĩa Thục (chữ Hán: 東京義塾; lập ra từ tháng 3 năm 1907 và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907) là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc. Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên ‘nghĩa thục’ – trường tư thục vì việc nghĩa) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng.

Ban đầu, chính quyền Pháp cho phép cho Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động hợp pháp, về sau nhận thấy đây có thể là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, vào tháng 11 năm 1907 trường bị chính quyền thực dân buộc phải giải tán và đầu năm 1908, ra lệnh cấm việc hội họp diễn thuyết ở miền Trung.

Sau vụ chống thuế Trung kỳ (tháng 3 năm 1908) và vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (tháng 6 năm 1908), chế độ thuộc địa của Pháp nhân đó quy trách nhiệm cho sĩ phu duy tân và thẳng tay đàn áp, bắt hầu hết giáo viên, giải tán hội buôn, đóng cửa Đăng Cổ Tùng Báo, cấm diễn thuyết, nói chuyện, cấm lưu hành và tàng trữ các tác phẩm của nhà trường

Có 3 tác phẩm về sự kiện Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục:
sách tư liệu
Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê: Sử học
Phát hành: 2006
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 1256
Giới thiệu: Nằm trong trọn bộ các tác phẩm tác giả Nguyễn Hiến Lê đã dịch, biên soạn từ các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới về lịch sử và chính trị. Ông là một học giả có nhiều đóng góp cho tri thức nước nhà bằng cách dịch các bộ sách nổi tiếng trên thế giới sang Tiếng Việt, giúp cho người Việt dễ dàng tiếp cận với những tri thức của nhân loại. Nội dung: I. Đông Kinh nghĩa thục. II. Bán đảo Ả rập - Thảm kịch Hồi giáo & dầu lửa. III. Bài học Israel. IV. Sử ký Tư Mã Thiên. V. Chiến quốc sách. VI. Tô Đông Pha. VII. Bertrand Russell - chiến sĩ tự do và hòa bình. VIII. Einstein - đời sống và tư tưởng.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Phan Tây Hồ tiên sinh
Phát hành: 2016
Tác giả: Huỳnh Thúc Kháng
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 97
Giới thiệu: Cụ Mính-Viên Huỳnh-Thúc-Kháng viết về cụ Tây-Hồ, tưởng không phải nói nữa. Vì ngoài những lời phê bình chân xác, còn có những « dật sự » không ai biết được. Hai nhà tiền bối, ngoài chỗ đồng tâm, đồng chí, lại còn đồng châu, đồng quận, đồng song ; từ thuở thiếu thời trong các cuộc nhi hý cũng như học tập, đều có nhau, và ngày sau theo đuổi một chủ nghĩa cho đến ngày cái quan, hai Cụ vẫn như hình với bóng. Bản PHAN-TÂY-HỒ TIÊN-SINH LỊCH-SỬ này, cụ Mính-Viên thảo ra trong khi côi quạnh ở quê nhà tại làng Thạnh-Bình, sau ngày cụ Tây-Hồ từ trần, năm 1926...
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Đông Kinh Nghĩa Thục
Phát hành: 1956
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 172
Giới thiệu: Cuốn sách nhỏ độc giả đương đọc đây không phải là một cuốn lịch sử, nó chỉ chứa những tài liệu về sử thôi. Ba nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử cách mạng hồi đầu thế kỷ là cụ Lương Văn Can, cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh, nhưng sở dĩ tôi chép tiểu sử cụ Lương nhiều hơn của hai cụ Phan chỉ vì tiểu sử của hai cụ này trong nước không ai không biết, còn đời sống cụ Lương thì chưa sách vào nhắc tới. Chủ ý của tôi là chép về Đông Kinh nghĩa thục, nhưng tôi nghĩ không thể tách riêng phong trào Duy Tân ra được mà phải đặt vào phong trào cách mạng của dân tộc trong 25 năm đầu thế kỷ, nên tôi đã ghi thêm nhưng chỉ vắn tắt thôi - những vận động cách mạng trước và sau Đông Kinh nghĩa thục để độc giả hiểu rõ nguồn gốc và ảnh hưởng của nó
ĐỌC VÀ TẢI VỀ