Quân cán chính VNCH đi tập trung cải tạo sau tháng 4 - 1975

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cụm từ “học tập cải tạo” nói đến các trại cải tạo do chính quyền Việt Nam dựng lên để giam giữ gần 300,000 các cựu binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa, những công chức, người phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước 1975. Hệ thống giam giữ tù binh này lấy mẫu từ trại cải tạo lao động của Liên Xô. Hàng nghìn tù nhân đã bị tra tấn và ngược đãi. Thời gian đi “học tập cải tạo” có thể kéo dài từ vài tuần đến 18 năm.

Tháng 6 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, trước khi sát nhập với chính phủ mới, đã ra thông báo rằng những người trong các trại tập trung có thể sẽ được phóng thích sau 3 năm. Thực tế diễn ra không đúng như vậy. Không có một tiêu chuẩn rõ ràng nào về thời điểm những người bị giam giữ được phóng thích. Những người tù được phóng thích được đặt dưới sự giám sát và thời gian thử thách từ 6 tháng đến 1 năm. Trong thời gian đó họ không được cấp giấy tờ chứng minh nhân thân, không có giấy thông hành, không có khẩu phần lương thực thực phẩm của nhà nước, và không có quyền cho con em đi học. Nếu trong giai đoạn thử thách đó họ không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ có thể bị gửi trở lại các trại cải tạo. Đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều người đã chọn con đường ra đi vượt biên bằng đường biển và trở thành thuyền nhân.

Chính phủ Mỹ coi các trại học tập cải tạo này là nơi giam giữ tù nhân chính trị. Vào năm 1989, chính phủ Reagan đã kí kết thỏa thuận với chính quyền Việt Nam để phóng thích những người này ra khỏi các trại cải tạo.

Có 5 tác phẩm về sự kiện Quân cán chính VNCH đi tập trung cải tạo sau tháng 4 - 1975:
báo cáo
Danh sách quân dân cán chính VNCH đi “cải tạo” sau năm 1975
Người gửi: Lạt Nguyễn
Số trang:
Nguồn: Website dsctchettrongtu.super.site
Giới thiệu: "...Chúng tôi xin được chia sẻ nỗi buồn với gia đình, bằng hữu và xin lưu danh những người đã mất trong các trại tù. Bằng cách tìm trên Internet, bạn bè và người thân đã cùng chúng tôi tìm lại người đã mất. Muốn thực hiện một danh sách đầy đủ và chính xác cần có nhiều thời gian và nhiều người cùng đóng góp bằng nhiều phương tiện khác nhau, gián tiếp hay trực tiếp. Sau khi có được một danh sách tạm thời, chúng tôi sẽ chuyển đến các cơ sở Tôn Giáo để xin cầu nguyện vào những dịp Lễ, Tết truyền thống Việt Nam. Mục đích được TRỌN TÌNH ĐỒNG ĐỘI, TÌNH CHIẾN HỮU. Chúng tôi thực hiện chia làm 3 miền, mỗi miền có các trại cải tạo. Kính mong Quý vị xem và cho biết thêm những người đã mất hay bổ túc những thiếu sót".
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
TẢN MẠN NGÀY 30/4 (P 2): NHỮNG NỖI XÓT XA ĐỌA ĐẦY
Phát hành: 2022
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 4
Giới thiệu: ...Thảm kịch của miền nam chưa dừng lại ở cướp ngày mà nó trực tiếp đẩy người dân vào một thảm kịch khác: trên biển đông. Tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action”, viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Cái chết của sử gia Phạm Văn Sơn
Phát hành: 1997
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 51
Giới thiệu: Phạm Văn Sơn (1915 - 1978) là một sử gia Việt Nam và là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo. Ngày 6 tháng 12 năm 1978, ông qua đời vì bệnh tật tại trại cải tạo Tân Lập, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Cái chết trong tù Cộng sản của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Phát hành: 1979
Tác giả: Nguyễn Tú
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 39
Giới thiệu: Bác sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ngày 16 Tháng Tám 1975 bác sĩ Quát bị chính quyền Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh ông trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Ký sự trong tù
Phát hành: 2008
Tác giả: Phạm Bá Hoa
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 202
Giới thiệu: Là chuyện kể về cuộc đời lao tù của cựu đại tá Quân lực VNCH Phạm Bá Hoa trong các trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh, trong gần 12 năm từ 14/6/1975 đến 12/9/1987, cũng như trong thời gian ông đang ở Sài Gòn chờ xuất ngoại. Qua góc nhìn của tác giả, tác phẩm còn đề cập đến tình hình miền Nam Việt Nam trước khi sụp đổ cũng như những cảm nhận của ông về nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975.
VÀO ĐỌC