Cách mạng tháng Tám 1945

Là sự kiện còn được sử chính thống trong nước vào thời điểm hiện tại gọi là cuộc Cách mạng tháng Tám hay cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, dành để chỉ việc Việt Nam độc lập đồng minh Hội (hay Việt Minh) do Hồ Chí Minh lãnh đạo tranh thủ chớp thời cơ giành được chính quyền, dẫn đến việc vua Bảo Đại thoái vị và chính phủ Đế quốc Việt Nam của thủ tướng Trần Trọng Kim phải giải thể.

Việt Minh từng nhận được sự trợ giúp, huấn luyện của Hoa Kỳ trước đó

Kết quả là ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chính Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình

Có 6 tác phẩm về sự kiện Cách mạng tháng Tám 1945:
góc nhìn
Một cơn gió bụi
Phát hành: 1969
Tác giả: Trần Trọng Kim
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 222
Giới thiệu: Một Cơn Gió Bụi là cuốn Hồi ký do Trần Trọng Kim viết năm 1949, mang nội dung tóm lược quãng đời làm chính trị của ông (từ năm 1942 đến năm 1949). Trong cuốn hồi ký, ông có đề cập và nói lên suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam do ông làm thủ tướng, sau đó là Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Việt Minh và thực dân Pháp. Cùng với đó là chia sẻ của ông về thời cuộc, về nghĩa vụ của người trí thức, về các nhân vật lịch sử như vua Bảo Đại, Hồ Chí Minh, về Việt Minh và các đảng phái đương thời... Đầu năm 2017, Một Cơn Gió Bụi được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books in lại, và được cho là "có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị nhà xuất bản biên tập". Cùng năm đó cuốn sách bị chính quyền thu hồi vì được cho là có nhiều chi tiết "chưa được kiểm chứng"
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Chuyện làng ngày ấy
Phát hành: 2005
Tác giả: Võ Văn Trực
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 159
Giới thiệu: Chuyện làng ngày ấy được viết năm 1990, in ra bị tịch thu ngay, được nhà xuất bản Lao Động tái bản tại Hà Nội năm 2005, và báo Văn Học California in nhiều kỳ và xuất bản thành sách năm 2006, là cuốn tiểu thuyết hồi ký lấy bối cảnh làng Hậu Luật ở Nghệ An, trong một thời kỳ xác định: thời kỳ đón Cách mạng tháng Tám và những gì xẩy ra sau Cách mạng tháng Tám. Đây là một cuốn tự truyện, không chỉ trình bày và tố giác thực trạng của cuộc cách mạng, những vụ "cải cách", các cuộc đấu tố... mà còn đi xa hơn: viết về nguồn cội Cách mạng tháng Tám, từ những háo hức ban đầu của cậu bé 13, hồ hởi chào đón Cách mạng; bằng một giọng trầm tĩnh, nhạy cảm, không oán thán: giọng thành thực của chính tác giả.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Con rồng Việt Nam
Phát hành: 1990
Tác giả: Bảo Đại
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 305
Giới thiệu: Đây là cuốn hồi ký của Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, do hai người Pháp chấp bút xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó được dịch ra tiếng Việt. Đây là bản tiếng Việt do Nguyễn Phước Tộc xuất bản vào năm 1990, kể lại cuộc đời của vua Bảo Đại từ những ngày thơ ấu, đến khi đi học, làm Vua, chiến đấu và sau đó là lưu vong. Vào cái thời buổi nhiễu nhương ấy, rất nhiều tình tiết về những nhân vật lịch sử được tiết lộ, đặc biệt là Hồ Chí Minh. Đây xứng đáng là một tài liệu để chúng ta tham khảo nếu như muốn hiểu rõ hơn về những bí mật lịch sử của Việt Nam.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Trong Gọng Kềm Lịch Sử
Phát hành: 1987
Tác giả: Bùi Diễm
Dịch giả: Phan Lê Dũng
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1172
Giới thiệu: Tác giả đã đi ngược suốt từ thời Pháp Thuộc qua thời kỳ Bảo Đại, ông Diệm cho đến những ngày chót khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ và đề cập đến những nhân vật chìm, nổi trong chính trường từ lúc phôi thai như những học sinh ở trường Thăng Long cùng Ban Giảng Huấn cho đến những sảnh đường quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn. Trong suốt 343 trang sách, ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn (Washington) đã thuật lại cuộc đời của mình cũng như cuộc đời của những người cùng lứa tuổi trong một thế khóa oái oăm của lịch sử. Từ ngày biết nhận xét cho đến lúc đã thực sự bị cắt rời khỏi đất nước, cuộc đời tác giả được mở ra gần như trọn vẹn trong 36 chương sách: “Gọng Kìm, Hội Kín, Khủng Bố, Lập Trường… Đảo Chánh…” Tất cả những danh từ nói về những cảm quan cũng như các biến cố quá khứ đều nằm gọn “trong gọng kìm lịch sử” một bầu không khí khắc nghiệt, mang tính chất định mệnh (Historical Determinism) chẳng khác nào bầu không khí của Chiến Tranh và Hòa Bình, kiệt tác của Leo Tolstoy.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Từ thực dân đến cộng sản
Phát hành: 1964
Tác giả: Hoàng Văn Chí
Dịch giả: Mạc Định
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 210
Giới thiệu: Các bạn đọc có thể ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách tiếng Việt, tác giả là người Việt, mà lại là bản dịch. Lý do là tại tác giả, ông Hoàng Văn Chí đã viết nguyên bản bằng tiếng Anh, xuất bản ở ngoại quốc để trực tiếp trình bày vấn đề Việt Nam với độc giả quốc tế... Sách được đồng thời xuất bản ở London, New York, New Delhi, bản dịch tiếng Tây Ban Nha xuất bản ở Buenos Aires và có nhà xuất bản đã mua bản quyền tiếng Nhật, Triều Tiên, Thái, Mã Lai, v.v. Mục đích của cuốn sách là trình bày chiến thuật Mao Trạch Đông áp dụng tại Bắc Việt, trong đó có phần tóm tắt lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam để người ngoại quốc chưa hề biết đến nước ta có thể nắm được đại cương vấn đề.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Đèn cù (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 596
Giới thiệu: Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, xót thương
VÀO ĐỌC