Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1953–1956

Các bần nông, cố nông được đội cải cách cho học lớp tố khổ do họ mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột, chèn ép họ như thế nào. Sau khi học qua lớp tố khổ, nhiều du kích và cốt cán cải cách ruộng đất trở nên quá khích, thậm chí họ “vác súng vào thành phố truy bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước” (theo Hồi ký Làm người là khó — cựu Phó Thủ tướng Đoàn Duy Thành)

Các buổi xét xử được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người tham gia tố cáo từ vài trăm đến cả ngàn người, huy động từ các làng xóm lân cận, và thời gian từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong buổi đấu tố, các nông dân bước ra tố cáo địa chủ đã bóc lột, áp bức họ như thế nào. Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, nếu bị kết án tử hình, đội tự vệ xã sẽ thi hành án, có thể là trước công chúng. Những người không bị xử bắn thì trả về các làng xã, nhưng gia đình và thân nhân của họ thường bị người dân địa phương ác cảm và phân biệt đối xử.

Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam.

Việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%.

Có 11 tác phẩm về sự kiện Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1953–1956:
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 3)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 108
Giới thiệu: Nhà biên khảo Minh Võ cho chúng ta thấy CCRĐ không chỉ nhắm riêng về kinh tế mà còn đặc biệt chú trọng về chính trị với mục tiêu củng cố quyền lực cho Đảng CS. Đây là một bước đi bắt buộc trong Cách mạng Vô sản mà Hồ Chí Minh là một tín đồ phục vụ thuần thành. Ông ta đã chọn con đường chủ nghĩa CS với cuộc đấu tranh diễn tiến trường kỳ cho tới khi tận diệt giai cấp Tư bản. Thành ra, CCRĐ chỉ là một giai đoạn trên lộ trình thăm thẳm đó và HCM cùng đồng đảng đã điều hành nó một cách ý thức và phải gánh chịu tất cả mọi trách nhiệm, dù sau lưng và bên cạnh có sự khống chế thúc đẩy của đảng CS Trung Quốc như tác giả Tường Thắng tiếp đó cho thấy...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 2)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 112
Giới thiệu: Tập 2 này tiếp tục trình bày diễn tiến và hậu quả của cuộc CCRĐ, đặc biệt qua lời tường thuật của nhiều chứng nhân còn sống. Tất cả đã cho thấy vụ Cải tạo Nông nghiệp do CS chủ trương và thực hiện này đã gây nhiều tội ác kinh hoàng và nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, đó là tàn sát thường dân vô tội [...]. Đảng tuyên bố CCRĐ là nhằm thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng”, nhưng thực tế thì tầng lớp năng nổ, giỏi giang nhất ở nông thôn bị quy là phú nông, địa chủ, cường hào ác bá, hết đường sinh sống; tầng lớp cán bộ nông thôn từng chịu đựng gian khổ lãnh đạo sản xuất thì bị quy là phản động, gián điệp… bị bắn giết hay bị trừng trị.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 1)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 113
Giới thiệu: Cách đây hơn 50 năm, một biến cố lớn lao đã xảy ra ở Bắc Việt, lịch sử ghi nhận nó như “cuộc Cải cách Ruộng đất kinh thiên động địa”, đầy máu và nước mắt vì đã gây ra cái chết cho khoảng nửa triệu đồng bào[...]. Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lẽ không biến cố nào đau thương bằng sự kiện ấy. Đau thương vì đó là cuộc đảo lộn xã hội nông thôn VN cách toàn diện từ kinh tế tới văn hóa đến luân lý do một chủ trương cải tạo nông nghiệp quá ư lạ lùng và tàn nhẫn...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Viết cho Mẹ và Quốc hội
Phát hành: 1995
Tác giả: Nguyễn Văn Trấn
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 212
Giới thiệu: Bằng một giọng văn rất Nam bộ, tác giả sử dụng nhiều danh từ rất chân chất của người miền quê dù đã sống 21 năm ngoài Bắc. Tuy câu văn luôn bị cắt khúc, xuống hàng, chuyên chở nhiều câu chuyện, chi tiết bên ngoài lịch sử mà Đảng xem như sự nói xấu nguy hiểm cho chế độ, vì chúng phơi bày nhiều sự thật đến “kinh hoàng” và “không ngờ” đối với đa số đảng viên và độc giả. Ngoài ra, tác giả chứng tỏ là một người có kiến thức, đọc khá nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp, cũng như theo sát tình hình chính trị trên thế giới và biến động trong xã hội Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả kể về những câu chuyện bí mật thâm cung của Đảng cộng sản, từ Cải cách Ruộng đất, Chỉnh huấn, Xét lại, đến Nhân văn-Giai phẩm. Thêm vào đó là những quyền cơ bản của con người mà tác giả rất khao khát được có; nhất là hai chữ “Dân chủ” và quyền tự do báo chí mà tác giả vốn là người ham thích việc viết báo.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Đêm giữa ban ngày
Phát hành: 1997
Tác giả: Vũ Thư Hiên
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1440
Giới thiệu: Được nhà văn Vũ Thư Hiên viết sau 9 năm bị giam cầm không xét xử do hệ lụy từ Vụ án xét lại chống Đảng. Đáng chú ý trong cuốn hồi ký là những lời tâm sự của tác giả về lý tưởng mà ông trước đó đã theo đuổi, từ bỏ cái mà ông gọi là “ảo ảnh về một thiên đường dưới thế”. Nhà văn Vũ Thư Hiên không phải đảng viên Cộng Sản nhưng có nhiều năm kề cận bên cạnh Hồ Chí Minh, vì là con của ông Vũ Đình Huỳnh, một đảng viên Cộng Sản từ thập niên 1930 và bí thư của Hồ Chí Minh từ 1945. Ông Vũ Đình Huỳnh chống lại các chủ trương Cải Cách Ruộng Đất, đàn áp trí thức trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm và cho rằng đảng Cộng Sản đã phản bội quyền lợi đất nước nên năm 1967 bị bắt giam. Lúc đó, Vũ Thư Hiên mới du học từ Nga về, hoạt động trong ngành báo chí và điện ảnh miền Bắc Việt Nam cũng bị bắt giam cùng với cha và nhiều nhân vật Cộng Sản tên tuổi khác cho tới năm 1976.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Hồi ký của một thằng hèn
Phát hành: 2009
Tác giả: Nhạc sĩ Tô Hải
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 897
Giới thiệu: Tập “Hồi ký” này tôi đã viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”. Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết! Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Từ thực dân đến cộng sản
Phát hành: 1964
Tác giả: Hoàng Văn Chí
Dịch giả: Mạc Định
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 210
Giới thiệu: Các bạn đọc có thể ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách tiếng Việt, tác giả là người Việt, mà lại là bản dịch. Lý do là tại tác giả, ông Hoàng Văn Chí đã viết nguyên bản bằng tiếng Anh, xuất bản ở ngoại quốc để trực tiếp trình bày vấn đề Việt Nam với độc giả quốc tế... Sách được đồng thời xuất bản ở London, New York, New Delhi, bản dịch tiếng Tây Ban Nha xuất bản ở Buenos Aires và có nhà xuất bản đã mua bản quyền tiếng Nhật, Triều Tiên, Thái, Mã Lai, v.v. Mục đích của cuốn sách là trình bày chiến thuật Mao Trạch Đông áp dụng tại Bắc Việt, trong đó có phần tóm tắt lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam để người ngoại quốc chưa hề biết đến nước ta có thể nắm được đại cương vấn đề.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Đèn cù 2
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 490
Giới thiệu: Cuốn II tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trưng dẫn vài chuyện: Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sợ bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuật lại chuyện của người đóng giả ông Hồ theo lời kể của Xương.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Đèn cù (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 596
Giới thiệu: Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, xót thương
VÀO ĐỌC