Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968

Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 hay còn gọi là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, Tết Mậu Thân 1968 là một trong những chiến dịch quân sự quan trọng nhất có quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam, theo cách gọi trong nước hiện nay là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nó được phát động vào ngày 30 tháng Một năm 1967 bởi Quân đội nhân dân Bắc Việt chống lại Quân lực Việt Nam cộng hòa và đồng minh Hoa Kỳ.

Chiến dịch mở màn vào đêm ngày 30 tháng Một tại khu vực thuộc quân đoàn I và II của Việt Nam Cộng hòa. Sáng hôm sau cuộc tấn công đã nổ ra đồng loạt trên khắp đất nước và có hơn 8 vạn lính miền Bắc tấn công vào hơn 100 thành phố và thị trấn, bao gồm 36 trên tổng số 44 các đô thị chính, 5 trên tổng số 6 thành phố trực thuộc, 72 trên tổng số 245 các quận huyện, và tại thủ đô của Nam Việt Nam.

Khói đen bao phủ Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân

Trong trận chiến tại Huế, chiến sự ác liệt nổ ra suốt một tháng, dẫn đến thành phố bị phá hủy. Trong giai đoạn tạm chiến thành phố, Quân miền Bắc được cho là đã xử quyết hàng nghìn người mà người ta gọi là Cuộc thảm sát Huế Mậu Thân. Trong khi đó thì tại cứ điểm của quân Mỹ trận Khe Sanh đã kéo dài tới 2 tháng.

Trận chiến này được coi là thất bại thuộc về Bắc Việt, nhưng quan điểm từ phía ĐCS Việt Nam thì kết quả là hòa, dẫn đến cục diện bế tắc và kiềm chế lẫn nhau, nhưng xét về mặt chiến lược thì là một bước tiến, bước chuẩn bị quan trọng cho chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Thực tế thì đối với phía quân miền Nam và đồng minh đây cũng không thể coi đây là một thắng lợi, do những hậu quả của cuộc chiến thảm khốc đã thúc đẩy phong trào phản chiến tại Mỹ dẫn đến việc Mỹ rút khỏi Việt Nam và cắt viện trợ đối với Nam Việt Nam sau này.

Có 4 tác phẩm về sự kiện Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968:
góc nhìn
Dấu binh lửa
Phát hành: 1969
Tác giả: Phan Nhật Nam
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 127
Giới thiệu: Là cuốn hồi ký của nhà văn Phan Nhật Nam, cựu Thiếu tá Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa. Tác phẩm bắt đầu từ thời điểm tháng 11 năm 1963, sau đó tường thuật từng năm một, khi nhân vật Tôi trải qua những tháng ngày gian khổ vừa dự các khóa huấn luyện vừa nhận sự vụ lệnh điều về các địa bàn "nguy hiểm" ở vùng IV chiến thuật, có những lúc bị "lột lon" vì quậy trong sinh hoạt quân ngũ. Đỉnh điểm là chiến dịch Mậu Thân, khi nhân vật Tôi đã lên lon đại úy, được thử lửa thực sự tại đô thành Sài Gòn và ra tận Huế đối đầu các sư đoàn quân Bắc Việt thiện chiến nhất. Tuyến tường thuật tạm dừng ở tháng 02 năm 1970, nhân vật Tôi theo Lữ đoàn 01 Nhảy Dù hội quân với hai lữ đoàn 1&2 không kị Hoa Kỳ ở căn cứ hỏa lực nhảy dù Tây Ninh, chuẩn bị vượt biên sang đất Miên truy quét cứ điểm hậu cần Mặt Trận Giải Phóng.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Trong Gọng Kềm Lịch Sử
Phát hành: 1987
Tác giả: Bùi Diễm
Dịch giả: Phan Lê Dũng
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1172
Giới thiệu: Tác giả đã đi ngược suốt từ thời Pháp Thuộc qua thời kỳ Bảo Đại, ông Diệm cho đến những ngày chót khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ và đề cập đến những nhân vật chìm, nổi trong chính trường từ lúc phôi thai như những học sinh ở trường Thăng Long cùng Ban Giảng Huấn cho đến những sảnh đường quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn. Trong suốt 343 trang sách, ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn (Washington) đã thuật lại cuộc đời của mình cũng như cuộc đời của những người cùng lứa tuổi trong một thế khóa oái oăm của lịch sử. Từ ngày biết nhận xét cho đến lúc đã thực sự bị cắt rời khỏi đất nước, cuộc đời tác giả được mở ra gần như trọn vẹn trong 36 chương sách: “Gọng Kìm, Hội Kín, Khủng Bố, Lập Trường… Đảo Chánh…” Tất cả những danh từ nói về những cảm quan cũng như các biến cố quá khứ đều nằm gọn “trong gọng kìm lịch sử” một bầu không khí khắc nghiệt, mang tính chất định mệnh (Historical Determinism) chẳng khác nào bầu không khí của Chiến Tranh và Hòa Bình, kiệt tác của Leo Tolstoy.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Những sự thật cần phải biết – quyển 2
Phát hành: 2015
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 550
Giới thiệu: Khởi từ nhân vật Hồ Chí Minh, Đặng Chí Hùng lần mò tìm vào những ngõ ngách phức tạp về nhân thân, tư cách và hành động của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… cho tới những khuôn mặt đương quyền ở Hà Nội ngày nay như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… để cảm nhận đến tận cùng nỗi đau của một người trẻ từ bao nhiêu năm qua đã bị bưng tai bịt mắt. Thương cho mình và cả một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc bị lường gạt, Đặng Chí Hùng bắt đầu ngó vào miền Nam để khám phá ra rằng tất cả những gì anh được người ta nhồi nhét vào đầu lâu nay về phân nửa đất nước của tiền nhân bên kia bờ sông Bến Hải, đều là ngụy tạo.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Những sự thật cần phải biết – quyển 1
Phát hành: 2014
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 507
Giới thiệu: Khởi từ nhân vật Hồ Chí Minh, Đặng Chí Hùng lần mò tìm vào những ngõ ngách phức tạp về nhân thân, tư cách và hành động của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… cho tới những khuôn mặt đương quyền ở Hà Nội ngày nay như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… để cảm nhận đến tận cùng nỗi đau của một người trẻ từ bao nhiêu năm qua đã bị bưng tai bịt mắt. Thương cho mình và cả một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc bị lường gạt, Đặng Chí Hùng bắt đầu ngó vào miền Nam để khám phá ra rằng tất cả những gì anh được người ta nhồi nhét vào đầu lâu nay về phân nửa đất nước của tiền nhân bên kia bờ sông Bến Hải, đều là ngụy tạo.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ