Chiến tranh Việt-Cam 1978-1979

Sau năm 1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, thế giới bước vào một giai đoạn mới. Thời kỳ này chứng kiến những hiện tượng kì lạ, đó là cuộc Chiến tranh lạnh giữa các nước khối Xã hội chủ nghĩa (XHCN) và các nước Tư bản chủ nghĩa (TBCN). Nhưng song song với đó lại diễn ra cuộc chiến tranh trong nội bộ các nước XHCN, mà điển hình là cuộc chiến tranh Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Trung Quốc, cuộc chiến tuyên truyền và chính trị giữa Liên Xô – Trung Quốc.

Về cuộc chiến tranh Việt – Cam, hiện nay có hai luồng ý kiến nổi bật đối nghịch nhau. Thứ nhất, đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam giải cứu Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ, đây là quan điểm phổ biến trong đất nước Việt Nam ở vào thời điểm hiện tại (2021). Luồng ý kiến thứ 2, đó là cuộc xâm lược của Việt Nam đối với Campuchia, được chấp nhận ở bên ngoài Việt Nam. Vậy thực sự thì cuộc chiến tranh này là chính nghĩa hay phi nghĩa, là cuộc chiến giải cứu hay cuộc chiến xâm lược?

Hi vọng các tác phẩm của Việt Sử sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích và thú vị để có cho riêng mình câu trả lời…

Có 4 tác phẩm về sự kiện Chiến tranh Việt-Cam 1978-1979:
góc nhìn
Hồi ức và suy nghĩ
Phát hành: 2001
Tác giả: Trần Quang Cơ
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 194
Giới thiệu: Là hồi ký của Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Paris, ghi lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi năm mắt thấy tai nghe - được giữ kín mật, chưa bao giờ phổ biến - cùng với những suy nghĩ của ông - một cán bộ cộng sản trung kiên. Dù ở ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt - Trung lúc nào cũng là nỗi quan ngại của người Việt Nam, nhất là trước những mất mát, đe dọa về chủ quyền và tài nguyên...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua
Phát hành: Tháng 10 năm 1979 - NXB Sự Thật
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 35
Giới thiệu: Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 để "vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài". Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Brother Enemy (Huynh đệ tương tàn – bản dịch)
Phát hành: tháng Mười Một 1986
Tác giả: Nayan Chanda
Dịch giả: Hoàng Long Hải
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 232
Giới thiệu: Trong những năm Tây phương hầu như lãng quên Đông Dương thì Nayan Chanda, phái viên Đông Dương của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (FarEast Economic Review) tiếp tục cung cấp những tin tức có giá trị nhất, những cảm nhận chưa rõ lắm về một cuộc chiến sắp xảy ra và xung đột trong vùng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam, Lào và Kampuchia. Không có một nhà báo nào theo dõi những biến chuyển ở vùng này một cách sít sao đến thế. Với những kiến thức có sẵn, ông tiếp cận ở mức độ cao và sâu để tìm hiểu sự thực...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Cuộc đối đầu Campuchia – Việt Nam
Phát hành: 1979
Tác giả: Stephen P. Heder
Dịch giả: Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Người gửi: Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Số trang: 30
Giới thiệu: Bài viết mà chúng tôi muốn giới thiệu dưới đây được hoàn thành chỉ 2 tháng trước sự sụp đổ của chế độ Khơ-me đỏ, sẽ cho chúng ta một góc nhìn chân thực về nguyên nhân, tiền đề cũng như những ngòi nổ đã tạo nên bầu không khí nồng nặc thuốc súng trong quan hệ giữa hai nước cộng sản đã từng là đồng minh chống Mỹ: nước Kampuchea Dân chủ và nước CHXHCN Việt Nam. Hệ quả của nó là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam - Khơ-me Đỏ, và cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ