Hội nghị Thành Đô 1990

Hội nghị Thành Đô (hay gọi là Mật ước Thành Đô) là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản của Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.

Thành phần tham dự:

  1. Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng.
  2. Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Trong cuốn hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” của mình, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã tiết lộ: “Sau 2 ngày nói chuyện (3 – 4/9/1990), kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là ‘Biên bản tóm tắt’ gồm 8 điểm. Khi nghiên cứu biên bản 8 điểm đó, chúng tôi nhận thấy có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Hiện thời chính phủ Việt Nam và báo chí nhà nước không công bố thông tin chi tiết về Hội nghị Thành Đô, đưa tới những tin đồn, chủ yếu xoay quanh những đồn đoán về sự ảnh hưởng của Trung Quốc vào hậu trường chính trị của Việt Nam.

Ngày 2 Tháng 9, 2014, khoảng 20 cựu giới chức quân nhân gửi kiến nghị lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công bố những ký kết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc mà đến nay vẫn là bí mật. Họ cho rằng những cam kết đó tổn hại đến chủ quyền đất nước. Ký tên trong lá thư ngỏ có Trung tướng Lê Hữu Ðức, Thiếu tướng Trần Minh Ðức, Thiếu tướng Huỳnh Ðắc Hương, Thiếu tướng Lê Duy Mật, Thiếu tướng Bùi Văn Quỳ, và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Có 2 tác phẩm về sự kiện Hội nghị Thành Đô 1990:
góc nhìn
Hồi ức và suy nghĩ
Phát hành: 2001
Tác giả: Trần Quang Cơ
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 194
Giới thiệu: Là hồi ký của Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Paris, ghi lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi năm mắt thấy tai nghe - được giữ kín mật, chưa bao giờ phổ biến - cùng với những suy nghĩ của ông - một cán bộ cộng sản trung kiên. Dù ở ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt - Trung lúc nào cũng là nỗi quan ngại của người Việt Nam, nhất là trước những mất mát, đe dọa về chủ quyền và tài nguyên...
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Những sự thật cần phải biết – quyển 2
Phát hành: 2015
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 550
Giới thiệu: Khởi từ nhân vật Hồ Chí Minh, Đặng Chí Hùng lần mò tìm vào những ngõ ngách phức tạp về nhân thân, tư cách và hành động của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… cho tới những khuôn mặt đương quyền ở Hà Nội ngày nay như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… để cảm nhận đến tận cùng nỗi đau của một người trẻ từ bao nhiêu năm qua đã bị bưng tai bịt mắt. Thương cho mình và cả một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc bị lường gạt, Đặng Chí Hùng bắt đầu ngó vào miền Nam để khám phá ra rằng tất cả những gì anh được người ta nhồi nhét vào đầu lâu nay về phân nửa đất nước của tiền nhân bên kia bờ sông Bến Hải, đều là ngụy tạo.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ