Nguồn gốc người Việt Nam

Nguồn gốc người Việt để chỉ nguồn gốc của các dân tộc sống ở Việt Nam. Hiện nay chỉ mới được xác định được nguồn gốc của một số dân tộc thiểu số mới hình thành hoặc di cư đến từ thời kỳ có sử như H’Mông, Sán Dìu… Đối với nhiều dân tộc, đặc biệt là người Kinh, thì còn ở mức giả thuyết. Các giả thuyết nguồn gốc các dân tộc tại Việt Nam được chia ra hai phái:

  • Giả thuyết bản địa cho rằng các dân tộc tại Việt Nam vốn là chủ nhân của các nền văn hóa thời kỳ đồ đá tại Việt Nam từ 7-20 ngàn năm trước.
  • Giả thuyết thiên di cho rằng các dân tộc tại Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng hoặc Hoa Nam, di cư đến vào thời kỳ đồ đá muộn

Các bằng chứng khảo cổ học

  • Một trong các bằng chứng nổi bật nhất chứng minh các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có chung một thế hệ nguồn gốc đầu tiên là việc các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều điểm tương đồng về một nền văn hóa rất phát triển gọi là Văn hóa Hòa Bình (niên đại 14 – 12 Ka BP) ở rải rác các nơi ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và “vòng đảo Đông Nam Á”. Trong hang Con Moong còn tìm thấy nhiều hài cốt, đa số xương đã mũn nát, nhưng còn một bộ với răng sọ, cho thấy chủng tộc là Australoid negrito” (Nguyễn Đức Hiệp, 2012). Trong các văn liệu quốc tế “người Hòa Bình” (Hoabinhian) này còn được gọi là Proto-Malay, đã phân bố rộng khắp Đông Nam Á, với các phát hiện ở Tabon (Palawan, Philippines), ở hang Niah (Sarawak, Malaysia), và ở các hang Ma, hang Pa Chan, Moh-Kiew, Lang Rongrien ở Thái Lan. Họ cũng được xác định là có liên hệ về di truyền với các chủng người bản địa Úc hiện nay.
  • Trường phái “phát triển liên tục” thì cho rằng các nền văn hóa cổ đã phát triển liên tục và kế tiếp nhau đến thời sơ sử. Cá biệt còn có ý kiến cho rằng từ “văn hóa Hòa Bình từ Đông Nam Á lan tỏa đến các vùng khác”, coi Đông Nam Á là một trong số cái nôi phát triển của loài người, như Wilhelm G. Solheim (1972), Stephen Oppenheimer, và một số học giả trong nước. Tuy nhiên một số ý kiến này xuất hiện trước khi có tiến bộ trong ứng dụng sinh học phân tử. Và việc kiểm chứng bằng sinh học phân tử để xác định quan hệ tổ tiên của các di cốt, để xác định sự liên tục phát triển, thì không được quan tâm thực hiện (tình trạng năm 2019).

Dù ý kiến khác nhau, thì các bằng chứng khảo cổ học cho thấy các dân tộc chủ yếu hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam, vào đầu thời sơ sử đã là các dân tộc bản địa.

Các bằng chứng di truyền học

Kết quả nghiên cứu sinh học phân tử dẫn đến mô hình được chấp nhận rộng rãi nhất và hợp lý nhất về sinh học, là thuyết “rời khỏi châu Phi” (Out-of-Africa). Thuyết này cho rằng loài người hình thành ở châu Phi và phát tán ra khắp thế giới theo nhiều đợt, thể hiện thống trị trên các trang wiki về “Human evolution”. Nó làm đảo lộn nhiều giả thuyết trước đây vốn dựa trên thuyết nguồn gốc đa vùng.

Theo nghiên cứu năm 2019 về bộ gen của người Việt thì người Việt đã di cư từ châu Phi từ 200.000 năm trước, khoảng 40.000 – 60.000 năm trước đã đến cư trú tại Việt Nam, sau đó tiếp tục di cư lên các nước Đông Á. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây năm 2019 thì viện nghiên cứu hệ gen Việt Nam hợp tác với viện nhân chủng và tiến hóa Max Planck (Đức), phòng thí nghiệm động lực học ngôn ngữ của Đại học Lion (Pháp) năm 2020 đã chứng minh tổ tiên người Việt có nguồn gốc chủ yếu là những người Đông Á cổ đại trong làn sóng di cư từ Hoa Nam về khu vực Bắc Bộ Việt Nam và trải dài khắp Đông Nam Á từ 2.500-4.000 năm trước. Với số lượng mẫu, quy mô nghiên cứu lớn hơn và có độ tin cậy cao được cộng đồng khoa học quốc tế bình duyệt đăng tải trên tạp chí MBE sinh học phân tử và tiến hoá đã mở ra một hướng đi mới trong việc nghiên cứu nguồn gốc của người Việt.

Các bằng chứng văn hóa dân gian

Nguồn gốc dân tộc Việt bắt đầu từ họ Hồng Bàng. Vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương (vua nước Xích Quỷ) hiện còn có mộ tại làng An Lữ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông lên làm vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (2879 TCN) sau đó lấy bà Long Nữ (con gái Thần Long là vua Hồ Động Đình), sinh hạ được Sùng Lãm. Sùng Lãm lên làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân, lấy bà Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh ra 100 trứng, nở ra 100 người con. Sau đó, nước Xích Quỷ chia thành nhiều nước gọi là Bách Việt. Một trong các nước nhỏ này là nước Văn Lang. Lạc Long Quân về sau phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng Vương thứ 1, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phúc hoặc Phú Thọ). Dòng dõi Hùng Vương lưu truyền được 18 đời, đến đời Hùng Vương thứ 18 thì bị nhà Thục lấy mất nước.

Có 12 tác phẩm về sự kiện Nguồn gốc người Việt Nam:
Chưa có hình đại diện
sách tư liệu
Việt Nam văn hóa sử cương - Đang duyệt!
Phát hành: 1992
Tác giả: Đào Duy Anh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 387
Giới thiệu:
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch sử cổ đại Việt Nam
Phát hành: 2005
Tác giả: Đào Duy Anh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 611
Giới thiệu: Cổ sử Việt Nam là lĩnh vực mà học giả Đào Duy Anh quan tâm nghiên cứu ngay từ khi bắt tay tìm hiểu lịch sử dân tộc vào những năm 30 của thế kỷ trước. Thời gian đó, phần lớn những sách bằng chữ Hán và chữ Việt đều chép lại lịch sử thời thượng cổ theo các thư tịch xưa, đầy những truyền thuyết hoang đường, trừ những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Hà Nội. Có thể nói, Đào Duy Anh là người đầu tiên dùng phương pháp khoa học để phân tích các truyền thuyết xưa nhằm tìm ra những phản quang thực tế ẩn tàng trong huyền thoại, đồng thời đối chiếu với những tài liệu khảo cổ học để đi tìm lại cội nguồn của dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Chưa có hình đại diện
sách tư liệu
Hùng Việt Sử Ca
Phát hành: 1981
Tác giả: Kim Định
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 98
Giới thiệu: ...Việt tộc có sách chăng? Có đáng gọi là dân tộc chăng? Thưa không mà có. Không vì chưa có văn tự riêng, đã không chữ viết thì lấy gì mà có sách. Nhưng vậy mà lại có, đó là những “Kinh vô tự” tức những văn kiện được biểu hiện bằng dăm ba bộ số với một mớ huyền thoại và vô số tục ngữ ca dao. Các số này gọi là huyền số, nó không dùng để đo đếm mà dùng để biểu thị cái khác vì vậy chúng làm nên những tiêu điểm khách quan nhưng câm nín nên cần đến những huyền thoại làm như những lời nói lên ý nghĩa. Vậy tuy không có chữ nhưng còn có truyền khẩu mà nội dung là huyền thoại nên kể là có...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (audio)
Phát hành: Tháng Ba, 2022
Tác giả: Đào Duy Anh
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 7 phần / 8 clips
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: "...Đây chỉ là một quyển sách phổ thông, rất phổ thông, cho nên tôi nhất thiết tránh những chi tiết rườm rà, tránh không viện dẫn thư tịch, mà cũng không thể trưng dẫn chứng minh và biện giải những vấn đề cần thảo luận, chỉ trích những điều đại cương và những điều kết luận trọng yếu mà trực thuật để độc giả có thể xem qua và nhận thấy ngay con đường hình thành của dân tộc và văn hóa Việt-nam ở đời xưa... Tôi xin thú thực rằng cái hy vọng của tôi ở đây chỉ là mong khêu gợi được chút ít hứng thú của các bạn thanh niên đối với sự nghiên cứu cổ-sử, nói chung là lịch sử nước nhà và mong gieo được vào lòng những độc giả của tôi một chút ít tự tin đối với giống nòi và tổ quốc..."
XEM CLIP
sách tư liệu
Các nền văn hóa cổ Việt Nam (từ thời nguyên thủy đến thế kỷ 19)
Phát hành: 2009
Tác giả: Hoàng Xuân Chinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 438
Giới thiệu: "...được sự động viên khích lệ của nhiều đồng nghiệp, tôi mạnh dạn viết công trình "Các nền văn hóa cổ Việt Nam" bao gồm những hiểu biết của chúng ta cho đến nay về các nền văn hóa khảo cổ trên đất nước từ khi con người có mặt trên đất nước ta đến thời Nguyễn..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Những nền văn hóa cổ trên lãnh thổ Việt Nam
Phát hành: 2013
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 204
Giới thiệu: Khảo sát các nền văn hoá cổ trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta càng tự hào vì tổ tiên chúng ta với lòng cần cù, dũng cảm, vóitrí thông minh và tài năng khéo léo, từ thuở xa xưa đã tạo nên những nền văn hoá rực rỡ, mà minh chứng lá những trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ, những chế tác gốm sứ tinh xảo, những bộ vũ khí bằng đồng như dao găm, mũi tên đồng... hiện còn mãi với thời gian. Việt Nam thật xứng đáng lá một trong những cái nôi của loài người.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Phát hành: 1971
Tác giả: Bình Nguyên Lộc
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 974
Giới thiệu: "...Các nhà bác học, các nhà học giả, các sử gia ta lại có cái khuyết điểm này là họ lập trước một giả thuyết rồi cố lượm lặt những gì khả dĩ củng cố được giả thuyết của họ để chứng minh giả thuyết đó. Lối làm việc ấy thường đưa ta tới sai lầm, vì chính con người của ta chủ quan, tìm đủ cách để giúp cho ta có lý. Phải làm việc với một khối óc và một tấm lòng trống trơn định kiến, không buồn đoán tổ tiên là ai, để chính sự việc tự do đưa ta tới cái đích nào đó, có thể cái đích đó mới thật là cái đích không bị khuynh hướng nào hướng dẫn tới cả mà chỉ có tài liệu và sự kiện cho xuất hiện ra mà thôi. Tổ tiên ta là Tây, là Tàu, là “Mọi”, ta cũng đừng ham, đừng lo, đừng phấn khởi, đừng thất vọng. Kẻ tìm tòi, thoạt tiên phải là một anh mù hoàn toàn, mà anh mù đó cũng không nên có ý định nào hết, trừ ý định tìm biết một sự thật mà y hoàn toàn mù tịt. Chỉ trong điều kiện đó, y mới mong đi tới một sự thật hoàn toàn không bị chính y bóp méo, hoặc không bị tài liệu gạt gẫm. Vâng, tài liệu rất gạt gẫm khi ta đang cố ý tìm nó. Ta thấy nó hơi phục vụ ta được, ta vội chụp ngay để mà dùng. Thế là ta bị mắc bẫy ngay bởi nó nói một đàng mà ta hiểu đàng khác vì ta đang quá cần nó nói theo ta..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đất nước Việt Nam qua các đời
Phát hành: NXB Văn hóa thông tin, 2005
Tác giả: Đào Duy Anh
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 275
Giới thiệu: Công trình này tập trung nghiên cứu địa lý hành chính để nhận định cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, từ thời Văn Lang, Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc, trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Với công tác nghiên cứu công phu, khối lượng sách tham khảo đồ sộ, Đào Duy Anh đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt gần hai thiên niên kỷ, khiến công trình trở thành một nghiên cứu đầy đủ nhất, hệ thống nhất về lãnh thổ Việt Nam trong thế kỷ XX.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
Phát hành: NXB Thế giới, 1950
Tác giả: Đào Duy Anh
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 86
Giới thiệu: Đây chỉ là một quyển sách phổ thông, rất phổ thông, cho nên tôi nhất thiết tránh những chi tiết rườm rà, tránh không viện dẫn thư tịch, mà cũng không thể trưng dẫn chứng minh và biện giải những vấn đề cần thảo luận, chỉ trích những điều đại cương và những điều kết luận trọng yếu mà trực thuật để độc giả có thể xem qua và nhận thấy ngay con đường hình thành của dân tộc và văn hóa Việt-nam ở đời xưa... Tôi xin thú thực rằng cái hy vọng của tôi ở đây chỉ là mong khêu gợi được chút ít hứng thú của các bạn thanh niên đối với sự nghiên cứu cổ-sử, nói chung là lịch sử nước nhà và mong reo được vào lòng những độc giả của tôi một chút ít tự tin đối với giống nòi và tổ quốc..
ĐỌC VÀ TẢI VỀ